301 / 500 / 404 error… Là gì ? Chắc hẳn ace làm web đều gặp phải các vấn đề như 404, 301, 500 khá thường xuyên… Đây là các thông báo phổ biến trong web. Vậy các mã 404, 301,.. có ý nghĩa gì ?

Status code

  • Đối với các developer việc nắm vững ý nghĩa của các HTTP status code là rất quan trọng khi xây dựng các ứng dụng web đóng vai trò làm service API. Trả về status code đúng ý nghĩa sẽ giúp phía client có thể quyết định chính xác các bước tiếp xử lý theo sau như thế nào.
  • Đối với các SEOer thì nắm các vững ý nghĩa các http status code sẽ giúp phân tích / audit tình trạng website. Xử lý các trường hợp gặp phải trong quá trình tối ưu SEO …

Lỗi 404 301 302 Là Gì ? Status Code HTTP 5

HTTP Status Code Là Gì ?

HTTP Status Code là một mã gồm 3 chữ số được gửi trả về cho client từ server dùng để mô tả trạng thái của quá trình server xử lý một yêu cầu (request) cho trước gửi từ client tới server dưới giao thức HTTP.

Lưu ý rằng tác dụng duy nhất của HTTP status code là để thông tin về trạng thái xử lý request của server.

Ý nghĩa các HTTP Status Code thông dụng

Các HTTP status code có 3 chữ số và được phân thành 5 loại chính dựa vào chữ số đầu tiên:

  • 1xx: Các status code loại này dùng để đơn giản thông báo với client rằng server đã nhận được request. Các status code 1xx ít được sử dụng và thậm chỉ không được định nghĩa trong HTTP phiên bản 1.0.
  • 2xx: Các status code loại này có ý nghĩa rằng request được server nhận , hiểu và xử lý thành công.
  • 3xx: Các status code loại này có ý nghĩa rằng server sẽ chuyển tiếp request hiện tại sang một request khác và client cần thực hiện việc gửi request tiếp theo đó để có thể hoàn tất. Thông thường khi trình duyệt nhận được status code loại này nó sẽ tự động thực hiện việc gửi request tiếp theo để lấy về kết quả.
  • 4xx: Các status code loại này có ý nghĩa rằng đã có lỗi từ phía client trong khi gửi request. Ví dụ như sai URL, sai HTTP method, không có quyền truy cập vào trang…
  • 5xx: Các status code loại này có ý nghĩa rằng server đã có lỗi từ phía server trong khi xử lý request. Ví dụ như databse chết hoặc server bị hết bộ nhớ…

Các Status Code thường gặp trong web

Ở phần này chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo các status code hay sử dụng khi xây dựng web service (hoặc sử dụng API).

200 / 201 / 202 / .. thông báo thành công

Trong các HTTP status code thuộc loại 2xx thì 200 OK là status code thường được sử dụng nhiều. Các request được xử lý thành công bởi server thường sử dụng status là 200.

301 / 302 / … thông báo chuyển tiếp

Trong các HTTP status code thuộc loại 3xx thì 301 Moved Permanently, 302 Found và 307 Temporary Redirect thường được sử dụng nhiều. Trong khi 302 và 307 được sử dụng cho các request mà việc chuyển tiếp mang ý nghĩa tạm thời thì 301 sử dụng cho các request mà việc chuyển tiếp là cố định. Sự khác biệt ở đây đó là với các request trả về 301 thì ở các phiên làm việc tiếp theo client không nên gửi lại request này mà nên sử dụng request mới (hay request được chuyển tiếp).
Trong khi đó với các request trả về 302 và 307 thì client vẫn nên sử dụng request này thay vì request mới (request được chuyển tiếp) vì việc chuyển tiếp chỉ diễn ra tạm thời.

400 / 403 / 404 / .. thông báo lỗi từ phía Client

Trong các HTTP status code thuộc loại 4xx thì 400 Bad Request, 401 Unauthorized, 403 Forbidden và 404 Not Found là status code thường được sử dụng nhiều. Trong đó:

  • 400 có ý nghĩa rằng server đã nhận được request nhưng phía client đã gửi một request lỗi. Một trong số lỗi có thể kể đến như lỗi cú pháp như upload tập tin không đúng format hoặc quá lớn, hoặc thiếu dữ liệu cần thiết…
  • 401 có ý nghĩa rằng server đã nhận được request nhưng phía client không có quyền truy cập để xem hoặc chỉnh sửa hoặc xóa nội dung yêu cầu. Các request trả về status code 401 sẽ thay đổi nếu phía client thực hiện việc đăng nhập.
  • 403 có ý nghĩa rằng server đã nhận được request nhưng từ chối việc xử lý request. Một trường hợp phổ biến mà status code 403 trả về đó là với các request muốn lấy về danh sách file trong một thư mục trên server ví dụ request tới địa chỉ http://thenaynhe.com/danh-sach/listABC.html sẽ trả về list danh sách ABC nhưng request tới địa chỉ http://thenaynhe.com/danh-sach/ sẽ trả về status code là 403.
  • 404 có ý nghĩa rằng server đã nhận được request nhưng không tìm thấy nội dung nào trả về với URL nhận được.

500 / 501 / 502 / 503 / .. thông báo lỗi từ Server

Trong các HTTP status code thuộc loại 5xx thì 500 Internal Server Error là status code thường được sử dụng nhiều. Status code 500 là một status với ý nghĩa chung nói rằng server đã gặp phải lỗi khi xử lý request mà không đưa ra lý do cụ thể.

  1. 500 Internal Server Error
  2. 501 Not Implemented
  3. 503 Service Unavailable
  4. 504 Gateway Timeout
  5. 505 HTTP Version Not Supported
  6. 506 Variant Also Negotiates
  7. 507 Insufficient Storage
  8. 508 Loop Detected
  9. 510 Not Extended
  10. 511 Network Authentication Required

Nếu gặp lõi 500 nhiều cần nghiêm túc kiểm tra tình trạng server nhé! Tránh để ảnh hướng tới công việc kinh doanh. Bạn có thể tham khảo Lựa Chọn Host Tốt để tránh lỗi 5XX . Chi tiết List of HTTP status code theo wikipedia

Tham khảo vài mẫu 404 Page đẹp

Lỗi 404 301 302 Là Gì ? Status Code HTTP 6

Trang 404 là lỗi thường gặp khi xảy ra broken link, link bị mất, link gãy,…có thể do bài viết bị xóa. Vậy nên khi xóa một bài viết thì hãy tạo chuyển hướng 301, 302… tới một địa chỉ nào đó bạn thấy phù hợp….
Và…

Lỗi 404 – Ảnh hướng tới SEO rất nghiêm trọng !

Trang web nào cũng phải có 404 Page, đề phòng mà ! Kinh nghiệm thiết kế 404 page nên dễ thương để xoa dịu căng thẳng  cho user đang tìm tới nội dung mà không đạt được ! Nên thêm các yếu tố như Menu , Search nội dung thay thế…..

404 PAGE IKEA

404 PAGE of IKEA

Lỗi 404 301 302 Là Gì ? Status Code HTTP 7

Hãy sáng tạo 01 page 404 nào đó dễ thương^^ & User cũng sẽ thương 😉 Ngắm thử 404 từ thenaynhe.com/404 nè.
Lưu ý; Thường xuyên kiểm tra thông báo về tình trạng status code trong web để khắc phục sự cố web, server,… Đảm bảo web hoạt động 100% tốt cho SEO. Các thông báo lỗi statuscode thường có sẵn trong plugin hỗ trợ SEO web nền tảng wordpress như rankmath / YoastSEO…

cùng hội cùng thuyền nè:
Hướng dẫn chạy Quảng Cáo Youtube từ A-Z

Youtube là kênh video thuộc Google nên chạy quảng cáo youtube với google ads là....

Tình Hình Kiếm Tiền Từ Google Adsense ? Giá CPC Tại Việt Nam ?

Kiếm tiền MMO qua google adsense hay kiếm tiền qua kênh google adsense là một....

Tổng Hợp Danh Sách Báo Chí – Báo Điện Tử Việt Nam

Hôm nay ngồi check thông tin Website báo chí để phục vụ việc chạy quảng....

Tổng Hợp Code Chức Năng Website WordPress

Tổng hợp một số code cho Theme Flatsome và cũng có thể tương thích với....

Lựa chọn Hosting tốt nhất Việt Nam

thenaynhe giới thiệu một số Server / VPS / Hosting Tốt Nhất Việt Nam & Thế....

Share Theme WordPress Premium – Chia Sẻ Theme WP Bản Quyền

Chia sẻ theme wordpress free & theme bản quyền được mua từ nhiều nguồn uy....

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *