Xây dựng thương hiệu ??? Khi khởi nghiệp, doanh nghiệp còn lo chuyện cơm áo gạo tiền hàng ngày, tức là lo lắng về sự tồn tại chứ đang mơ ước chi chuyện phát triển thế này thế kia… Vì thế XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU là một điều gì đó xa xỉ ?!

Thực chất đó chỉ là lý do của những đội ngũ startup yếu về marketing 

xay dung thuong hieu

Xây Dựng Thương Hiệu Từ Con Số 0

Đừng nghĩ là khi startup hay khi còn nghèo thì không cần xây dựng thương hiệu ! Quan điểm này đã bị & nát mất rồi ! Mặc dù khi nghèo khó (khởi nghiệp) mà nói chuyện thương hiệu & xây dựng nó là một cái gì đó nghe rất xa xỉ !

Nhưng nếu không làm? Bạn sẽ hối tiếc ! Bạn cứ đọc phần dưới rồi sẽ biết !

Bài viết này không dành cho các STARTUP tỷ đô $

Gợi ý vài bước cơ bản khi xây dựng thương hiệu từ con số KHÔNG !

Trước tiên, Nếu bạn xây dựng một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu mà đã có đối thủ rồi. Tức là mức độ cạnh tranh cao! Tức là chúng ta đi sau. Chúng ta cần làm gì đó khác biệt & tốt hơn !

Nhấn mạnh: SỰ KHÁC BIỆT & TỐT HƠN ĐỐI THỦ

  1. BRANDNAME – Hãy nghĩ một cái tên hay, hoặc có ý nghĩa, có tính liên tưởng… Bởi cái tên thương hiệu ấy sẽ là điểm tiếp cận, điểm chạm đầu tiên với Khách hàng.
  2. LOGO – Giúp khách hàng nhận diện được doanh nghiệp, sản phẩm & có thể chiếm cảm tình từ cái nhìn đầu tiên. Vậy nên đừng chủ quan & đơn giản khi chỉ nghĩ một cái logo làm cho có !
  3. SLOGAN – Hãy xây dựng cho một thông điệp rõ ràng & tính cách. Để Khách hàng cảm nhận được giá trị sản phẩm mà KH sẽ hoặc đang cầm trên tay.
  4. STORY – Đồng thời với slogan, hãy viết một câu chuyện khởi nghiệp của riêng bạn. Câu chuyện sẽ mang khát vọng, lý tưởng. Đó chính là Sứ Mệnh / Tầm Nhìn của doanh nghiệp hay của chính Founder. Câu chuyện ấy sẽ là thông điệp rõ ràng nhất đến với khách hàng để KH yêu quý DN của bạn. Và cũng câu chuyện ấy cũng là thông điệp gửi tới đội ngũ nhân sự của chính Cty bạn.
  5. PROMOTION – Hãy tìm mọi cách để đưa thương hiệu, logo,.. của Cty bạn tới với Khách hàng. Có vô vàn cách tiếp cận KH rất rẻ, hãy tận dụng mọi phương án có thể…

Từ từ đã…

Nếu bạn còn lờ mờ & chưa phân biệt rõ ràng về vấn đề Thương Hiệu như Brandname hay TradeMark thì xem lại ngay nhé: tại đây

Bên lề xíu: 100 năm trước, thị trường nằm trong tay nhà sản xuất. Tức là họ sản xuất gì thì KH được dùng vậy. Bởi nguyên tắc đơn giản là cung < cầu.

  • Khi công nghiệp phát triển bùng nổ: cung ~ cầu. Lúc này KH có nhiều sự lựa chọn. Nhưng KH vẫn phải dùng sản phẩm sản xuất có sẵn. KH mua thứ có sẵn trên thị trường.
  • Có một ngày cung > cầu : Thế là cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra.
  • Sau nữa, khi thị trường phát triển hơn. Người tiêu dùng đòi hỏi cao hơn, nhiều lựa chọn nhà cung cấp hơn. Nhà sản xuất dần nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng để đáp ứng tốt hơn. Thị trường toàn cầu bắt đầu thay đổi với quan điểm mới: Sản xuất thứ Khách hàng cần. Vì vậy hàng hóa đa dạng hơn rất nhiều để đáp ứng những nhu cầu mới.
  • Thị trường toàn cầu ngày nay không còn nằm trong tay người sản xuất, mà nằm trong tay các công ty thương mại với các thương hiệu nhà phân phối, các chuỗi hệ thống phân phối toàn cầu.
  • Đỉnh cao của các thương hiệu lớn là họ đã tạo ra những nhu cầu mới? Mà trước khi có sản phẩm KH không biết rằng mình có nhu cầu. Đó là họ đã khai phá ra một sản phẩm mới & trên nữa là nhu cầu mới từ KH.

Quay trở lại nào:

Xây Dựng & Bảo Vệ Thương Hiệu là làm gì ?

Đầu tiên cần hiểu xây dựng & bảo vệ thương hiệu không chỉ là đi tới cơ quan luật pháp đăng ký thương hiệu & nhận được giấy chứng nhận Trademark ™ – Registered ® là xong ! Bởi đây chỉ là bạn đã hoàn thành nhiệm vụ Bảo Vệ Thương Hiệu về mặt pháp lý thôi nhé !

Nếu chỉ có được yếu tố pháp lý về thương hiệu, thì giá trị thương hiệu của bạn chỉ có giá bằng số tiền lệ phí đăng ký các nhóm nghành đã đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ !

xay dung thuong hieu

Xây dựng & bảo vệ thương hiệu là câu chuyện từ những việc nhỏ nhất, hàng ngày, hàng giờ & trong từng hành động.

Tôi thấy rất nhiều doanh nghiệp vì rất nhiều lý do mà vội vàng thiết kế website cho công ty. Nhưng website không có nội dung! Thiếu các trang giới thiệu, liên hệ,… Đây là những thông tin rất cơ bản, mà còn thiếu. Vậy thì nói chi đến những câu chuyện doanh nghiệp ???

Bạn cần nhớ website chính là bộ mặt của Cty bạn trên môi trường số. Bạn nghĩ xem khi KH vào thăm website & muốn tìm hiểu về thông tin DN, thông tin sản phẩm …vậy mà không có, hoặc không rõ ràng… thì có phải là Cty bạn đang đánh mất hoặc làm xấu hình ảnh của DN mình ?

Với môi trường offline là việc KH có thể tiếp cận với bất kỳ ai trong DN của bạn. Từ người bảo vệ, trông xe, lễ tân,…người bán hàng. Vậy mà chỉ một trong số các nhân vật trên hoàn thành không tốt nhiệm vụ của mình? Hay là KH không hài lòng..thì phần nào đó hình ảnh DN của bạn đã bị ảnh hưởng !

Ví dụ:

  • Nhân viên bán hàng nhưng không hiểu rõ đặc tính sản phẩm, dịch vụ. Dẫn đến giới thiệu, giải thích không làm KH hài lòng.
  • Nhân viên trông xe, bảo vệ có thái độ thiếu thân thiện ! Đương nhiên hình ảnh DN của bạn đã mất thiện cảm trong lòng KH. Đây là tinh trạng khá phổ biến. Bởi công tác giáo dục & truyền thông nội bộ của các DN kém.

Tổng thể các vấn đề tưởng chừng là nhỏ như trên đều là công việc nhằm XÂY DỰNG / BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP.

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Như phần trên có đề cập sơ lược qua về xây dựng thương hiệu từ con số 0. Với một thị trường cạnh tranh, có nhiều đối thủ? Vậy ta có thể nghiên cứu qua công thức SWOT để phân tích thị trường & lên phương án, kế hoạch kinh doanh, cũng như phát triển thương hiệu.

phan tich swot the nao

Phân tích Doanh Nghiệp với mô hình SWOT

  • STRENGTHS – Điểm mạnh của DN mình là gì ? Chuyên môn / Tài chính / Kênh phân phối / Kinh nghiệm .. ?
  • WEAKNESSESĐiểm yếu DN > < ngược lại với phần trên.
  • OPPORTUNITIES – Cơ hội có thể là: Xu thế thị trường, hay xu thế người dùng. Nhận thức thị trường thay đổi…?
  • THREATS – Thách thức của DN là gì? Có thể là tổ chức, nhân sự, tài chính… Thách thức của thị trường đặt ra hiện tại & tương lai là gì?

Khi phân tích SWOT được xây dựng nghiêm túc & đầy đủ nhất có thể. Thì chúng ta sẽ có phương án phù hợp để hoàn thiện kế hoạch, mục tiêu doanh nghiệp trong kinh doanh. Tất nhiên trong ấy sẽ là kế hoạch xây dựng thương hiệu luôn đồng hành.

Some ideas for: Products – Services – Customers

1- Thông Điệp Sản Phẩm Mang Tới Cho Khách Hàng là gì ?

#thenaynhe

“Hàng chất lượng tốt nhất chưa chắc đã là sản phẩm Khách hàng yêu thích nhất”

Ngày nay, KH cần nhất là sự tôn trọng. Điều này cao hơn cả nhu cầu. Bởi cuộc sống hiện tại nhu cầu vật chất dư thừa, có quá nhiều sự lựa chọn. Vậy nên dịch vụ cung cấp đến KH mới là điều KH quan tâm hơn cả.

Truyền Thông Sẽ Mang Lại Điều Gì ?

  • Truyền thông là giải pháp cung cấp thông tin thương hiệu tới KH rõ ràng & gần nhất.
  • Khi KH có nguồn tin đầy đủ, đáng tin cậy. KH tin tưởng? Là DN đã có KH !

Ngoài yếu tố cứng của sản phẩm thì còn có một yếu tố mềm đó là: CHẤT LƯỢNG CẢM NHẬN !

  • Gía Trị Gia Tăng 
  • Dịch vụ bán hàng, thái độ, phong cách phục vụ.
  • Giá trị cá nhân, giá trị người dùng, niềm tin thuơng hiệu

2- HÃY TỐI ĐA HÓA LỢI ÍCH CHO KHÁCH HÀNG !

  • Tối đa lợi ích cho KH không phải là giảm lợi nhuận, mà làm sao để tăng giá trị hài lòng KH
  • Đó là các giá trị dịch vụ hài lòng, dịch vụ sau bán hàng…
  • Khi có được KH thì DN đạt được mục tiêu.
xay dung thuong hieu tu viec cham soc khac hang
Sự hài lòng của KH là phản ánh thành công trong xây dựng thương hiệu

Tóm lại: Khi khởi nghiệp, doanh nghiệp còn lo chuyện cơm áo gạo tiền hàng ngày. Tức là lo lắng về sự tồn tại chứ mơ ước chi chuyện phát triển thế này thế kia… Thì XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU là một điều gì đó có vẻ mông lung ! Hy vọng qua bài viết này Bạn & tôi sẽ có cái nhìn khác hơn về cách xây dựng thương hiệu từ con số 0 !

#thenaynhe – Bài viết về xây dựng thương hiệu được viết bởi một tấm chiếu từng trải hiểu & đã làm về đăng ký thương hiệu, xây dựng 4P sản phẩm & training đội ngũ bán hàng…  Nhưng tất cả mới chỉ bắt đầu từ con số 0.1 ! Hãy cùng học tập & chia sẻ nhé.

Xây dựng thương hiệu thành công là một câu chuyện khó ở nhiều góc cạnh. Bởi thị trường ngày nay mức độ cạnh tranh cực kỳ cao.. Một sản phẩm mới sáng tạo thì cũng chỉ một thời gian ngắn đã có các sản phẩm tương tự, thương hiệu khác.

Vậy nên, chúng ta phải luôn vận động ! Không Ngừng Đặt Câu Hỏi ~ Là phương châm & cách mình luôn tư duy để tìm một ý tưởng, một đáp án mới … !

Written by #thenaynhe

Xây dựng thương hiệu - Bạn biết gì rồi ? 3

Trần Đức Thảo

...mê cái đẹp, mê công nghệ, thích du lịch đó đây.. & đôi khi "thèm" viết đôi dòng chia sẻ cảm xúc & trải nghiệm.
Trong thế giới 4.0 hiện nay công nghệ đi quá nhanh. Những gì chúng ta biết hôm nay thì ngày mai có thể đã lạc hậu! Thế nên, Hãy cùng học tập & chia sẻ là cơ hội để chúng ta không tụt lại phía sau ^^
Tôi có vài thứ: Dịch vụ marketing | thenaynhe channel

cùng hội cùng thuyền nè:
Ray Dalio – Bài học về nguyên tắc giá trị

Nguyên tắc giá trị của Ray Dalio được nhiều người ngưỡng mộ, nhiều nhà đầu....

Tư duy phản biện – kỹ năng #1 thời đại

Tư duy phản biện là khả năng tư duy suy nghĩ rõ ràng và có....

Các mẫu hình nến Nhật cơ bản

Biểu đồ nến Nhật rất phổ biến trong giao dịch thị trường chứng khoán, TT....

Dự án bất động sản là gì?

BĐS – Bất Động Sản những năm trở lại đây là một từ khóa HOT.....

ChatGPT là gì ? Một bài viết thực hiện bởi ChatGPT / OpenAI

ChatGPT tháng 01/2023 đã tạo nên một làn sóng cộng nghệ mới, 02/02/2023 OpenAI có....

Công cụ theo dõi biến động Cổ Phiếu

Công cụ theo dõi biến động cổ phiếu / thị trường chứng khoán là một....

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *