Tín hiệu xếp hạng từ khóa / website của google là gì ? Lý do vì sao từ khóa website không lên TOP ? Chỉ có câu trả lời là: 1- chúng ta không hiểu nguyên lý xếp hạng của google là gì ? 2- Đối thủ đã làm tốt hơn, dù là SEO mũ trắng hay đen !

Leo lên TOP thì có cả trăm lý do! Vì đơn giản là các thuật toán Google để xếp hạng một website, một bài viết, một từ khóa nào đó lên TOP thì có hẳn một list cỡ ~ 200 tiêu chí !Bài viết này sẽ thống kê tiêu chí / yếu tố xếp hạng của Google

Bí mật nha, vì Google chỉ tiết lộ một phần, tức là vài thuật toán, vài checklist đánh giá thứ hạng website thôi! Còn lại phần lớn check list là từ thế giới ngầm của các SEOer mẫn cán hàng đầu thế giới công bố!

  • AE vô đây đọc thì khỏi bàn chuyện SEO là gì ? rồi nhể. Nếu chưa thì đừng đọc vội, dễ tẩu quả nhập ma!
  • SEO – Tối ưu web tranh giành thứ hạng trong trang tìm kiếm Google để làm gì? Khi mà doanh thu GG đang ăn tiền quảng cáo ? Chúng ta có thể bỏ tiền Ads được mà!… hmm cái này thì…xem cuối bài he.
tại sao web không lên top
Lý do? tại sao web không lên top

LÀM SAO ĐỂ LÊN TRANG NHẤT GOOGLE ?

Với sự cạnh tranh khốc liệt của môi trường SEO hay trên công cụ tìm kiếm Google thì những từ khóa có mức độ cạnh tranh cao chỉ cần đạt mục tiêu bước đầu là nằm trong trang 01 google search đã là thành công nhất định rồi!Thống kê tiêu chí xếp hạng Website Google 6Lưu ý: TOP là từ chúng ta dùng để bàn về vị trí mong muốn nhé, chứ không nhất thiết là vị trí 1. Ở đây chúng ta bàn so với tương quan từng đối thủ gần nhất xếp ngay trên mình. Để so sánh & tìm ra lý do tại sao họ đứng trên ?

RESEARCH ABOUT SEARCH ENGINE OF GOOGLE - WHY'S NOT?

Google Ranking Factors

Tiêu Chí Xếp Hạng Từ Khóa / Website | Google Ranking Factors

Google ranking factors – Những check list về cách đánh giá & xếp hạng trang web / từ khóa của google dưới đây đa số là chuyên gia nhận định thôi nhé. Chỉ một số nhỏ được chính Google công bố!

  1. Domain Age – Tuổi đời tên miền cũng phản ánh chất lượng, độ uy tín.
  2. Keyword Appears in Top Level Domain – Keyword As First Word in Domain – Từ khóa xuất hiện đầu tiên trong tên miền gốc là lợi thế nhất định
  3. Domain registration length – Thời gian đăng ký domain về sau, hãy đăng ký dài hơn là việc đăng ký tạm 1 năm. Điều này sẽ tạo tín nhiệm ! Bởi đơn giản: Kinh doanh, hay xây dựng một tổ chức không phải một sớm một chiều, và định hướng lâu dài thì được tín nhiệm hơn !
  4. Keyword in Subdomain – Từ khóa xuất hiện trong tên miền phụ subdomain Nếu sử dụng subdomain mà có keyword là lợi thế! VD: iphone.thegioididong.com 
  5. Domain History – Lịch sử domain, có tốt, có xấu …
  6. Exact Match Domain – Tên miền có từ khóa chính xác có lợi thế (như đề cập checklist 4-5) nhưng vì bị lợi dụng nên cũng dễ bị phạt! Quan tâm tìm hiểu: Google EDM
  7. Public vs. Private WhoIs – Đơn giản dễ hiểu là: nếu không có gì khuất tất, sao phải ẩn thông tin người sở hữu tên miền ? Nếu domain website của cty thì hãy đăng ký theo thông tin công ty Whois , bởi tên cty chính là brandname.
  8. Penalized WhoIs Owner – Nếu Google xác minh được chủ sở hữu trang web có liên quan đến cách hành vi spam thì có thể xem xét phạt.
  9. Country TLD extension – Đuôi tên miền cũng là một yếu tố để so sánh, đánh giá tín nhiệm! .org tổ chức .gov dành cho cơ quan công quyền .edu cơ sở giáo dục .vn quốc gia (VietNam)…. và theo mình .gov là hàng xịn nhất!
  10. Keyword in Title Tag – Từ khóa xuất hiện trong thẻ tiêu đề cũng là một tín hiệu được ưu tiên!
  11. Title Tag Starts with Keyword – Cái này muốn nhấn mạnh tới sự xuất hiện từ khóa đầu tiên trong thẻ tiêu đề, mang lại lợi thế.
  12. Keyword in Description Tag – Từ khóa xuất hiện trong thẻ mô tả
  13. Keyword Appears in H1, H2, H3,… Tag – Từ khóa xuất hiện trong thẻ H1, H2, H3, … Hình như John Muller có nói rằng: “Cấu trúc thẻ Heading giúp chúng tôi hiểu được cấu trúc của trang
  14. TF-IDF – (term frequency – inverse document frequency). Từ khóa xuất hiện theo tần xuất thường xuyên, như một sự đánh tiếng với GG rằng đó là từ khóa trọng tâm! Tuy nhiên, xuất hiện bao nhiều lần? tỷ lệ bao nhiêu % là hợp lý? Cũng vì yếu tố này mà trước kia nhiều người đã spam bằng việc nhồi nhét từ khóa để lên TOP ! Tỷ lệ từ khóa chính là bao nhiêu thì bạn có thể tham khảo theo một số plugin SEO hỗ trợ tính năng này. Và trên hết hãy để bài viết có nội dung hữu ích & giọng văn, ngôn từ được tự nhiên nhất. ĐỪNG nhồi nhét từ khóa! mà giọng điệu bài viết trở nên lạc lõng, lủng củng,…đương nhiên khách hàng / người dùng sẽ khó nuốt nội dùng của bạn. Và bạn sẽ mất đi trải nghiệm người dùng!
  15. Content Length – Độ dài nội dung bài viết! Có thể hiểu rằng GG đánh giá cao bài viết dài hơn, bởi có thể đó là bài viết có chiều sâu!
  16. Table of Contents – Bảng mục lục bài viết. Tính năng này mang lại tiện lợi cho Bots & cả người dùng khi đọc bài viết, và có link di chuyển nhanh tới mục cần xem! Bài viết dài nên có Đề Mục như một cuốn sách vậy. Với web WordPress ta có thể dùng plugin TOC
  17. Keyword Density – Mật độ từ khóa! Thời kỳ sơ khai của SEO thì cái này quan trọng, nhưng hiện nay nó không quá quan trọng nhưng cũng là một chỉ số đánh giá từ khóa trọng tâm!
  18. Latent Semantic Indexing Keywords in Content (LSI) LSI Keywords in Title and Description Tags : Từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn trong bài viết | từ | khóa | ngữ | nghĩa | tiềm | ẩn | trong | thẻ | | tả | >> Đây là thuật toán LSI nhằm phân tích ngữ nghĩa của ngôn ngữ, nội dung bài viết đề cập. Nhằm mở rộng hơn ngữ nghĩa tiềm ẩn theo một cách đề cập câu chữ thông thường.
  19. Page Covers Topic In-Depth – Trang với chủ đề chính / chủ đề chuyên sâu.
  20. Page Loading Speed via HTML – Tốc độ tải trang là yếu tố (khá lớn) để xếp hạng! Tốc tải trang qua HTML là cách mấy con Bots phẩy gió đang bám theo…
  21. Page Loading Speed via Chrome – Google lấy dữ liệu người dùng từ Chrome để đánh giá tốc độ tải trang web của bạn. Vì bạn biết đó, Chrome có số người dùng lớn nhất thế giới mà.Mà Chrome lại của GG nên nó làm trùm cuối luông! Vậy là GG có trong tay user theo big data luôn ~
  22. Use of AMP  – AMP do GG phát triển, để tăng tốc độ tải trang. Nên phần nào đó GG ưu tiên trang có AMP & được index AMP hơn trên di động.
  23. Entity Match – Cái này là một thuật toán google đc cấp bằng sáng chế hẳn hoi. Thuật toán truy vấn tìm kiếm đúng thực thể, đúng yêu cầu tìm kiếm người dùng!
  24. Google Hummingbird – Thuật toán Hummingbird (chim ruồi – 2013) Giúp đánh giá tốt hơn nội dung trang web. Bởi thời kỳ SEO loạn lạc này ae toàn nhồi nhét từ khóa,..rồi cũng TOP !
  25. Duplicate Content – Trùng lặp nội dung, đây là một điều tối kỵ nha. Trùng lặp có thể là sao chép, có thể bạn không sao chép nhưng trong 1 web có nhiều bài viết cùng chủ đề, cùng từ khóa thì con phẩy gió bots nó không hiểu nên chọn bài nào, trang nào làm gốc?!
  26. Rel=Canonical – Hãy nghiên cứu sử dụng Canonical phù hợp, để tránh trùng lặp nội dung!
  27. Image Optimization – Tối ưu hình ảnh đầy đủ các thẻ: mô tả, alt, caption, tên ảnh,..
  28. Content Recency – Google ưu tiên bài viết / nội dung mới
  29. Magnitude of Content Updates – GG đánh giá tốt bài viết / nội dung được sửa, bổ sung hoặc cập nhật thêm mới.
  30. Historical Page Updates – Google quan tâm tới cả vấn đề cập nhật lại bài viết.
  31. Outbound Link Quality – Liên kết ngoài đến trang web uy tín, có nội dung liên quan là một tín hiệu tốt. Outbound Link sẽ truyền đi sức mạnh ra ngoài, tức là làm mất pagerank ! Vậy nên mình thấy link ngoài mà kém chất thì nên nofollow
  32. Syndicated Content – Nội dung gốc được ưu tiên, nếu google xác minh nội dung của bạn là sao chép thì có thể được index hoặc noindex
  33. Mobile First – Từ năm 2015 Google đã bắt đầu mobile friendly . Từ 2019 là thời đại của Mobile First nên: mobile first index . Các admin website bây giờ đều nhận được thông báo này trong google console!
  34. Multimedia – Các thông tin video, hình ảnh, audio,… đều được google index & đánh giá sự phong phú nội dung…
  35. Content Hidden Behind Tabs – Nội dung ẩn sau Tab, nghe đồn là có thể không được index !
  36. Number of Internal Links Pointing to Page – Số lượng link nội bộ trỏ tới 01 trang nhiều, nó phản ánh đó là trang quan trọng.
  37. Broken Links – Xuất hiện nhiều link gãy, link hỏng, 404,..là tín hiệu xấu đối với website của bạn!
  38. HTML errors/W3C validation – Lỗi html, W3C không chuẩn,… tất cả các vấn đề sẽ bị GG đánh giá là một website không chất lượng, không được đầu tư nghiêm túc!
  39. Domain Authority – Có thể hiểu rằng domain: thenaynhe.com giả sử thuộc sở hữu Facebook Inc / Microsoft Corp thì sẽ được đánh giá cao. Cái này cần hiểu là: uy tín website đến từ thực thể sở hữu website đó ngoài đời thực. Chính vì vậy mà các domain.gov thuộc cơ quan công quyền luôn có uy tín cao vượt trội. Bởi nơi ấy họ phải cung cấp thông tin chuẩn, chính thống, khó có giả mạo..
  40. URL Length – Độ dài liên kết cũng là điểm số đánh giá. Google thích liên kết ngắn hơn là các liên kết dài!
  41. URL Path – Trang bài gần trang chủ hơn, được yêu tiên hơn!
  42. Human Editors – Biên tập viên là người thật được chấm điểm tốt. Kiểu những web dùng bots để lấy dữ liệu  & xuất bản, sẽ không được đánh giá cao!
  43. Page Category – Các trang viết trong danh mục cần có sự liên quan tới cùng một chủ đề của danh mục
  44. Keyword in URL – Từ khóa xuất hiện trong url là một tín hiệu tốt, dù nhỏ thôi!
  45. URL String – Dải link hay cấu trúc link thenaynhe.com/category/postname sẽ là một lợi thế cung cấp tín hiệu liên quan đến chủ đề chính của danh mục bài viết.
  46. References and Sources – Người giới thiệu / Nguồn tham khảo… đó là một sự khẳng định tính liên quan đến chất lượng bài viết, cũng như nguồn tham khảo tin cậy, hoặc người giới thiệu tin cậy!
  47. Bullets and Numbered Lists – Cách viết nội dung với đầy đủ thẻ H và chia list cấu trúc bài viết đẹp mắt & hợp lý thì luôn được google đánh giá cao!
  48. Too Many Outbound Links – Nhiều link ngoài chèn trong trang hoặc bài viết gây sao nhãng cho người đọc nội dung chính !
  49. Page Age – Tuổi một trang cũng đánh giá cao và nếu nó luôn được cập nhật thì càng càng được đánh giá tốt.
  50. Parked Domains – Mình nghĩ là ko nên nhé! Parked domain, Redirect domain,..đang bị nhiều anh em lợi để lấy tín hiệu chất lượng từ các old domain & google đã phải ra tay…
  51. Useful Content / Content Provides Value and Unique Insights – Nội dung hữu ích, giá trị hoặc là sáng tạo! Tất nhiên rồi, Google luôn đặt mục tiêu mang nội dung đúng ý định người tìm kiếm. Vậy nên: Content is King! Nội dung là vua. Tham khảo tại đây
  52. Contact Us Page / Privacy / About / Terms of Service – Website nên có những trang này. Bởi nó cung cấp thông tin về web, các chính sách liên quan tới bảo mật (theo quy định pháp luật từng quốc gia)…
  53. Domain Trust/TrustRank – Cái này thì chuẩn luôn! Mình khẳng định chỉ số tín nhiệm có giá trị cực kỳ cao. Một domaintrustrank cao hay nói ngược lại một tên miền uy tín cao thì khi đưa một bài viết mới lên sẽ được đáng giá tin cậy hơn nhiều  blog như thenaynhe 🙁
  54. Site Architecture – Cấu trúc / Kiến trúc trang web có thể được ví như một cỗ máy. Kiến trúc trang hiệu quả sẽ giúp Bots dễ dàng truy cập, đọc thông tin đúng luồng. Tương tự vậy người dùng cũng dễ dàng đọc & tìm kiếm thông tin trong web của bạn! Ví như cấu trúc silo là một ví dụ tốt về cách xây dựng cấu trúc trang web! Tham khảo: Cách xây dựng cấu trúc silo .
  55. Site Updates – Cập nhật bài viết / tin tức mới. Cái này mình thấy với web tin tức thì chuẩn rồi. Tin càng nhanh thì càng được đánh giá cao. Tuy nhiên với những chủ đề mang tính định nghĩa thì đâu có gì mới? Như wikipedia đó, nhiều chủ đề TOP mãi thôi ^^
  56. Sitemap – Tất nhiên rồi, sẽ giúp bots google dễ dàng đọc dữ liệu hơn.
  57. Site Uptime – Thời gian máy chủ chết nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Google không thích điều này!
  58. SSL Certificate – Chứng chỉ SSL thì được Google nói đến & khẳng định ảnh hưởng tới thứ hạng kết quả tìm kiếm.
  59. Server Location – Mình không tin cái này có ảnh hưởng gì tới đánh giá thứ hạng !
  60. Duplicate Meta Information On-Site – Đây là câu chuyện về việc trùng lặp thẻ mô tả! Không ổn đâu nhé, cũng giống như trùng lặp nội dung bài viết, sẽ bị google cho điểm thấp, hoặc điểm liệt ah nha ahihi
  61. Breadcrumb Navigation – Thanh điều hướng sẽ giúp google & người đọc hiểu mình đang ở đâu trong trang web,..và thế là tốt rồi!
  62. Youtube – Là kênh video được ưu ái ! Của bố con nhà nó mà! Bạn có thấy mấy cái video nào mà của vimeo hay thằng nào khác không?!
  63. Site Usability – Tính hữu dụng, khả năng sử dụng dễ dàng, thanh điều hướng tiện lợi, dễ tìm kiếm …sẽ khiến người dùng ở lại trang, giảm tỷ lệ thoát!
  64. Use of Google Analytics and Google Search Console –  Dùng 2 công cụ này sẽ giúp ta có khả năng index bằng tay thêm, & theo dõi lỗi có thể có từ google, chứ không giúp cải thiện thứ hạng !
  65. User reviews/Site reputation – Đánh giá người dùng sẽ luôn là hiệu quả với một website. Sự xuất hiện website của bạn trên nhưng trang gợi ý, trang uy tín khác cũng là một đánh giá tốt! Có thể hiểu là: Nếu thứ hạng trên google chưa tốt nhưng web chúng ta có thứ hạng tốt trên bing / cococ / yahoo  thì đó cũng là một yếu tố để google xem xét ?!
  66. Linking Domain Age – Liên kết từ domain có tuổi đời cao sẽ tốt hơn
  67. Linking Root Domains – Số lượng domain gốc trỏ về web là một phản ánh chất lượng tốt.
  68. Links from Separate C-Class IPs – Nói chung liên kết tới web bạn mà có nguồn IP đa dạng, dải IP Class C thì càng tốt.
  69. Linking Pages – Số lượng link trỏ tới (cùng một miền vẫn OK) ảnh hưởng tới thứ hạng.
  70. Backlink Anchor Text – Cái này thì ai cũng rõ rồi!
  71. Alt Tag (for Image Links) – Thẻ alt trong ảnh chính là cũng cấp dữ liệu hình ảnh muốn đề cập tới, giúp bots hiểu chuyện đời hơn !
  72. Links from .edu or .gov Domains – Giá trị các web có domain .edu or .gov dù Google chẳng thừa nhận! Nhưng sự thật thì có! Nhưn mình thấy .edu giờ bình thường bởi dễ dàng đăng ký. Riêng .gov thì chỉ cơ quan công quyền mới được phép đăng ký. Nên các web.gov vẫn được GG ưu tiên xếp hạng!
  73. Authority of Linking Page / Domain  – Liên kết từ web có pagerank cao là lợi thế! Google phân tích một liên kết từ trang A đến trang B như là một phiếu bầu của trang A cho trang B. Phiếu bầu từ các trang “quan trọng” có sức thuyết phục hơn và giúp các trang khác cũng trở nên “quan trọng.” Tham khảo tại đây
  74. Links From Competitors – Link từ đối thủ & cùng nghành nghề thì quá tốt!
  75. Guest Posts – Là dạng bài viết của khách được các website trao đổi với nhau. Link từ bài viết của khách là một gợi ý được google đánh giá tốt ! Thực tế thì GP bây giờ là kiểu SEO mũ xám rồi! Bởi GP bán tràn lan & bài viết kém chất lượng!
  76. Links From Ads – Link từ quảng cáo thì không có hữu ích cho việc tăng thứ hạng.
  77. Nofollow Links – Cái này là chủ đề gây tranh cãi, với mình nofollow vẫn hữu ích việc đặt link dofollow/nofollow cho cần một tỷ lệ đẹp & tự nhiên >tham khảo tại đây
  78. Diversity of Link Types – Sự đa dạng nguồn Link là tín hiệu tốt, mang tính tự nhiên. Sự xuất hiện nguồn link lớn từ 1 vài nơi như forum comment có thể bị google hiểu là spam!
  79. Homepage Authority – Liên kết tới trang chủ cũng là tín hiệu tốt. Cũng như đi link không chỉ tối ưu link chỉ về các bài viết cần tăng thứ hạng từ khóa, mà cần phân bổ link về trang chủ, trang giới thiệu khác. Như vậy vừa đảm bảo tính tự nhiên & tăng chất lượng toàn website!
  80. Contextual Links – Liên kết trong trang nội dung, liên kết trong bài viết sẽ hiệu quả & chất lượng hơn!
  81. “Sponsored Links” Or Other Words Around Link – Liên kết chưa các từ như vậy báo hiệu nguồn link từ quảng cáo “sponsored” . Tất nhiên link này không hiệu quả cho việc tăng thứ hạng!
  82. Excessive 301 Redirects to Page – Backlink đến từ chuyển hướng 301 tới trang chưa hẳn là tín hiệu tốt !
  83. Internal Link Anchor Text – Liên kết nội bộ là tín hiệu nội dung trong trang web nhằm điều hướng người dùng. Nhưng giá trị tín hiệu không mạnh như link từ bên ngoài!
  84. Link Title Attribution – Thuộc tính tiêu đề liên kết cũng là một tín hiệu nhỏ!
  85. Country TLD of Referring Domain – Nhận được liên kết từ tên miền (theo local) tại quốc gia sẽ cho kết quả tốt hơn tại nơi đó!
  86. Link Location In Content – Vị trí đặt link trong bài viết cũng có sức nặng riêng! Liên kết ngay đoạn đầu bài viết là 1st! Widget Links – Vị trí đặt này google không đánh giá tốt.
  87. Linking Domain Relevancy / Page-Level Relevancy – Liên kết từ web / page có nội dung liên quan mang lại nhiều giá trị. Nếu từ khóa có trong thẻ tiêu đề trang đặt link thì càng tuyệt ! Liên kết đến từ nguồn web không có nội dụng liên quan thì Google không đánh giá cao.
  88. Positive Link Velocity – Tốc độ xây dựng, hay liên kết được mở rộng tốc độ đều đặn phản ánh quá trình phát triển website tốt. Negative Link Velocity – Quá trình xây dựng link bất thường sẽ làm GG nghi ngờ, thấy dấu hiệu không ổn !
  89. Links from “Hub” Pages – Nhận link từ trang trung tâm, trang trọng tâm từ một website là một tín hiệu giá trị!
  90. Link from Authority Sites – Nhận được liên kết từ một web uy tín, có trust rank cao chắc chắn là ngon rồi!
  91. Linked to as Wikipedia Source – Dù là link nofollow nhưng ai cũng thích có link từ wiki
  92. Co-Occurrences – Các từ ngữ cảnh xung quanh từ khóa đặt link sẽ giúp google hiểu rộng hơn mục đích trang liên kết tới ! Điều này cho thấy bạn mà spam bài viết không liên quan, rồi nhét từ khóa vào để đặt liên kết thì sẽ là không ổn he !
  93. Backlink Age – Liên kết cũng có tuổi đời đó he! Vậy nên những backlink cũ sẽ có giá hơn một backlink mới xây.
  94. Links from Real Sites – Liên kết từ website thực, tương tác tốt sẽ chất lượng hơn các link từ blog giả mạo, hay các blog profile không có tương tác. Đây là thuật toán để đánh giá nguồn link từ web chất lượng thay vì các link từ các nguồn xây lên giả mạo, rác…
  95. Natural Link – Google muốn các liên kết mang tính tự nhiên, chứ không phải nhờ kỹ thuật blackhat. GG có một thuật toán để đánh giá các nguồn link, chất lượng nguồn link, cách đặt link tự nhiên hay không !
  96. Reciprocal Links –  Trao đổi link quy mô, xây dựng link qua Guestpost ồ ạt,…nhằm thao túng pagerank, thứ hạng từ khóa,… sẽ có nguy cơ… Tham khảo tại đây
  97. User Generated Content Links – UGC Liên kết tạo ra bởi người dùng khác với link do chính chủ tạo ra. GG phân biệt được điều này!
  98. Links from 301 – Có đạt 99% so với link trực tiếp. Cũng vì ngon nên 2019 nhiều người chơi game 301 từ việc mua domain cũ về. Và GG đã phải ra đòn phản công ~ Và chuyển hướng lén lút là cực nguy hiểm nha, GG cục không thích điều này.
  99. Schema.org Usage – Sử dụng schema giúp web xuất hiện nổi bật hơn, tăng CTR…
  100. TrustRank of Linking Site – Độ tín nhiệm web liên kết với web của mình chính là tỷ lệ tín nhiệm mà ta nhận được.
  101. Number of Outbound Links on Page – Liên kết ngoài quá nhiều từ một trang bài viết thì mỗi link out chỉ nhận được 1 giá trị nhỏ từ trustrank của trang đó.
  102. Forum Links – Vì tình trạng spam quá mạnh mẽ những năm trước đây. Nên link từ forum giờ có ít giá trị!
  103. Sitewide Links  – Liên kết toàn site cũng chỉ được tính là single link Selling Link – Nếu google phát hiện liên kết được mua bán thì quả là không ổn!
  104. Word Count of Linking Content – Nhấn mạnh bài viết đặt liên kết có độ dài nội dung sẽ chất lượng hơn cho liên kết.
  105. Quality of Linking Content – Chất lượng nội dùng bài viết sẽ quyết định chất lượng liên kết được đặt trong bài viết đó.
  106. Links from the Same Class IP – Nhiều liên kết đến từ một nguồn IP cũng là một dấu hiệu để GG nghi ngờ
  107. RankBrain – Trí tuệ nhân tạo GG, một thuật toán GG đo lường tương tác người dùng với kết quả tìm kiếm
  108. Organic Click Through Rate for a Keyword – Tỷ lệ click tự nhiên tốt sẽ ảnh hưởng tới xếp hạng từ khóa! Nhớ là tìm kiếm, click tự nhiên bởi người dùng thật nhá! Còn dùng các tools chạy view search >click khó qua mắt được bots google !
  109. Bounce Rate – Tỷ lệ thoát là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong giới SEO. Nhưng có một điều chắc chắn tỷ lệ thoát có liên quan chặt chẽ tới thứ hạng website! SEMRush có nghiên cứu & đánh giá như dưới đây
    ranking factors
    So sánh một số yếu tới chỉ số xếp hạng của google – Source: SEMRush
  110. Direct Traffic – Cũng theo SEMRush thì tỷ lệ truy cập website trực tiếp phản ảnh chất lượng web site tốt.
  111. Repeat Traffic -Tỷ lệ truy cập thường xuyên của người dùng cũng phản ảnh website có tín hiệu tốt. Tường hợp 109-110 ta tưởng tượng giống như một trang báo uy tín,hay blog hay mà bạn hay ghé thăm để đọc, bạn nhớ domain & gõ trực tiếp…
  112. Pogo Sticking – Hành vi thoát ra back khỏi web quay lại trang tìm kiếm không bị google đánh giá tín hiệu xấu với website bạn. Nhưng giả sử là 01 từ khóa nào đó của bạn mà thường xuyên bị như vậy thì sao? Có thể google sẽ nghĩ nội dung bạn cung cấp chưa đúng truy vấn/ ý định intent người dùng! &… từ khóa của bạn sẽ dần rớt chứ nhỉ!
  113. Chrome Bookmarks – Chrome của GG mà, nên mọi dữ liệu người dùng đều được nắm bắt. Vậy nên không có gì là khi hành vi người dùng lưu website lại là đường truy cập nhanh cũng được GG quan tâm. Bởi chỉ có web được truy cập thường xuyên, site uy tin mới được lưu trữ như vậy !
  114. Number of Comments – Cái này thì chắc chắn rồi, bình luận là tương tác hữu ích phản ánh chất lượng của bài viết tốt.
  115. Dwell Time – Thời  gian người dùng trong trang bạn sau khi click từ công cụ tìm kiếm. Thời gian người dùng trên web dài sau đó mới quay lại trang tìm kiếm là tín hiệu tốt. Cái này có vẻ ngược với mục 111 Pogo Sticking ?
  116. Query Deserves Freshness – GG ưu tiên trang tin mới hơn. Tin được cập nhật theem mới!
  117. Query Deserves Diversity – GG tạo ra SERP dài hơn, phong phú hơn cho những chủ đề//từ khóa truy vấn còn mơ hồ
  118. User Browsing History – Lích sử duyệt web của người dùng là một dữ liệu để GG đánh giá website bạn! Và ngoài Chrome bá đạo thuộc GG thì Firefox Opera Safari … đều được trả tiền để đặt công cụ search GG trong đó! Và mình tin là user data cũng bị lấy theo !
  119. User Search History – Lịch sử tìm kiếm! Cái này thì ảnh hưởng rõ ràng & dễ thấy nhất với bất kỳ ai
  120. Featured Snippets – GG sẽ ưu tiên chọn bài chất lượng & quan trọng độ uy tín của trang web. Chính vì thế nhiều chủ đề mọi người thấy phần lớn wikipedia có được featured snippets !
  121. Geo Targeting – Google thích cá trang web có máy chủ & đuôi tên miền theo local. VD: so sánh 02 web: domainA.com & domainB.vn cùng cạnh tranh nhau về 01 từ khóa nào đó tại thị trường Việt Nam, thì rõ ràng domainB.vn có lợi thế hơn. Tất nhiên đây chỉ là 1 tham số trong hàng chục hàng trăm tham số đánh giá thứ hạng !
  122. Safe Search – Google đề cập tới tìm kiếm an toàn nếu bật thì các vấn đề về ngôn ngữ tục tĩu, xúc phạm, sex,… sẽ không được xuất hiện ! Có vẻ không liên quan lắm, nhưng có những chủ đề web của ae nào như vậy mà khôgn xuất hiện thì có thể check lại lý do như này,vì có thể trình duyệt tìm kiếm được đặt chế độ safe search! Tham khảo tại đây
  123. “YMYL” Keywords – Chủ đề YMYL – Your Money Your Life. Đề cập các vấn đề về kiếm tiền, cuộc sống, chăm sóc sức khỏe… được Google chăm sóc cẩn thận vài năm gần đây. Bởi GG lo ngại các lời khuyên kiếm tiền lừa đảo, giả mạo hay lời khuyên về chăm sóc sức khỏe không đúng sẽ gây hại cho cộng đồng!
  124. DMCA – Nếu trang của bạn mà nhận các khiếu nại về bản quyền từ DMCA thì một phần web bạn bị hạn tín nhiệm! Chưa kể là bị phạt khi nhận quyết định cuối cùng!
  125. Domain Diversity – Google muốn có sự đa dạng domain / website trong kết quả tìm kiếm. Nên việc 01 web lên xuất hiện vài vị trí trong SERPs là khó thấy ở những từ khóa cạnh tranh.
  126. Local Searches – Tìm kiếm theo vùng miền, địa phương luôn có ưu tiên nhất định, nhất là trong các lĩnh vực cung cấp sản phẩm dịch vụ thì ưu thế theo địa chỉ gần nhất là lợi thế. Vậy nên Google Map / SEO Local là gợi ý!
  127. Transactional Searches – Google đôi khi hiển thị thêm vài gợi ý kết quả tìm kiếm liên quan trong SERPs.
  128. Top Stories box – Một số web uy tín, được đẩy thêm hộp câu chuyện nổi bật trong SERPs. Như mình thấy thường sau khi back lại kết quả tìm kiếm, hoặc tìm kiếm lần 2,3.. Có thể hiểu là GG đang cố gắng gợi ý cho người dùng một cậu chuyện nào đó có thể hợp, hoặc đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm còn mơ hồ mà người dùng chưa tìm kiếm được đúng yêu cầu!
  129. Big Brand Preference – Phải khẳng định rằng có một sự ưu tiên không hề nhẹ cho các thương hiệu lớn! Cái này có thể hiểu đơn giản & xấu xí tí :)) giàu & thành đạt thì nó nói gì chẳng đúng! Và nó lại trả nhiều tiền cho quảng cáo nữa
  130. Image Results – Có một số từ khóa hoặc chủ đề tìm kiếm thì hình ảnh được ưu tiên lên đầu. Vậy nên đừng quên tối ưu hình ảnh SEO nhé!
  131. Single Site Results for Brands – Kết quả tìm kiếm toàn trang theo 1 site nào đó bởi bạn đã tìm kiếm theo thương hiệu nổi bật của họ. Ví dụ: từ khóa + wiki / từ khóa là tên domain website.. Đây chính là: Brand + Keyword Searches –  Đó có thể là Branded Searches ! Người dùng tìm kiếm thẳng tên domain thương hiệu hoặc một thương hiệu thì tín hiệu thương hiệu của bạn trên google đang dần uy tín !
  132. Payday Loans – Cái này là dành cho web chủ đề tài chính, cho vay tiền,.. GG có thuật toán riêng để dọn dẹp rác trong lĩnh vực này với nhiều gợi ý tìm kiếm giả mạo, lừa đảo,..
  133. Brand Name Anchor Text – Xây dựng tín hiệu theo thương hiệu là một giải pháp SEO bền vững, an toàn, hiệu quả lâu dài. Bạn có thể đặt link vào brandname tự nhiên & hiệu quả. Tìm hiểu về Brandname
  134. Site Has Facebook Page and Likes / Site has Twitter Profile with Followers / Official Linkedin Company Page – Thời đại của mạng xã hội mà! Vậy nên tín hiệu từ Social cũng là kết quả, một tín hiệu tạo nên giá trị, sự uy tín.
  135. Known Authorship – Nếu bài viết của bạn có trích dẫn hay của một tác giả nào thì hãy trích dẫn nguồn rõ ràng, đây là một tín hiệu khẳng định một dẫn nguồn nội dung chính xác, đáng tin cậy!
  136. Legitimacy of Social Media Accounts – Google cũng quan tâm tới nguồn gốc, sự tín nhiệm của các tài khoản mạng xã hội cùng một chủ thể với website.VD: Facebook fanpage có nhiều like nhưng ít hoặc không có tương tác thì giá trị không cao. Đương nhiên tín hiệu mxh của website bạn yếu!
  137. Brand Mentions on Top Stories – Khi bạn tìm kiếm liên quan tới trang web thương hiệu lớn, tín nhiệm cao có thể xuất hiện thêm gợi ý về câu chuyện nổi bật mà họ đề cập tới trong website của họ.
  138. Unlinked Brand Mentions – Khi một nội dung bài viết nào đó có đề cập tới thương hiệu / trademark / brandname của bạn dù không đặt liên kết nhưng nó vẫn được google đánh giá là một tín hiệu !
  139. Brick and Mortar Location – Một thương hiệu nổi bật, một Cty lớn hẳn phải có một địa chỉ văn phòng?
  140. Panda – Nếu site bạn nghèo nàn nội dung, chất lượng thấp,..thì có thể nhận được hình phạt từ Thuật Toán Gấu Trúc
  141. Links to Bad Neighborhoods – Website bạn cho đặt liên kết thì cũng cần đánh giá liên kết đến web kia có đáng tin cậy. nếu đó là địa chỉ spam thì bạn cũng sẽ bị đánh giá xấu! Xem thêm cuối bài he <3
  142. Popups Ads – GG không thích dạng Quảng cáo dạng popup. Nói chung các dạng quảng cáo chèn poup, nhảy nhiều tab lọa xạ,..gây ức chế người dùng đều bị GG ghét . Vậy nên web bạn dễ bị đánh giá chất lượng thấp đi. Thế nên chèn quảng cáo vô web cũng cần tế nhị, tinh tế ^^ Chèn quá nhiều quảng cáo? Trong khi nội dung ít >>Google có thuật toán đánh giá vấn đề này đó nghe!
  143. Over-Optimization – SEO là tối ưu hóa trang web với công cụ tìm kiếm. Nhưng nếu tối ưu quá mức thì lại bị ăn phạt từ GG ! Thật là phức tạp he ! Bởi vì GG cho rằng khi bạn tối ưu quá mức là hành vi nhằm mục đích thao túng thứ hạng web. Chứ chưa chắc nội dung của bạn đáp ứng tốt mục đích người dùng. Tất nhiên, câu chuyện này thì khá rắc rối ở chỗ: Như nào là tối ưu hóa quá mức? Xem cuối bài nhé <3
  144. Gibberish Content – GG có thuật toán nhằm đánh vào các Nội dung vô nghĩa có thể do máy tạo ra. Autogenerated Content – Nội dụng tạo ra tự động là điều google cực ghét!
  145. Doorway Pages – Trang ngõ là các trang web hay trang được tạo để có xếp hạng cao đối với các truy vấn tìm kiếm cụ thể. Chúng có hại cho người dùng vì chúng có thể dẫn tới nhiều trang giống nhau trong kết quả tìm kiếm cho người dùng, trong đó về cơ bản mỗi kết quả đưa người dùng đến đích đến giống nhau. Chúng cũng có thể đưa người dùng đến các trang trung gian không hữu ích như đích đến cuối cùng. Xem thêm tại đây
  146. Hiding Affiliate Links – Ẩn giấu, dùng kỹ thuật che giấu liên kết kiếm tiền qua kênh affiliate là một điều xấu! Google cũng đánh giá cả chất lượng Affiliate Site ! Nên web làm affiliate thì cần chú ý & nghiên cứu kỹ vấn đề này he!
  147. IP Address Flagged as Spam – IP bị đánh dấu là các địa chỉ Spam! Thực chất thì IP không có lỗi, về lý thuyết thì không có phân biệt IP nào tốt hơn IP kém hơn. Chỉ là do hoàn cảnh nó tạo ra là vì có nhiều web spam trên dải kênh kênh IP nào đó, có thể do một nhóm nào thuê máy chủ dùng dải IP đó làm web spam & bị google phạt, và dải IP đó cũng được Google đưa vào cảnh báo!
  148. Hacked Site – Nếu web của bạn bị hack Google có thể loại bạn khỏi SERPs bởi nguy cơ gây hại cho người dùng.
  149. Anchor Text – Tỷ lệ đặt link từ khóa chính xác là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt nhé. Cái này theo mình thì không có con số nào để khuyên cả, mà bạn nên dựa vào chính thị trường bằng cách phân tích chính đối thủ của bạn!
  150. Google Sandbox – Website mới mà bạn chăm sóc quá tay với nguồn link không tự nhiên quá nhiều…có thể web sẽ nhận được hình phạt này. Wikipedia
  151. Google Dance – Đây là một thuật toán của Google đó he! Nó nhằm mục đích thử nghiệm & tìm kiếm kết quả đáng tin cậy, như một cách thử thách nhưng web nào đó đang tìm cách thao túng kết quả tìm kiếm. Nếu bạn thấy kết quả của mình đột ngột lên cao thì đó mới là bài test của google thôi! Xem chứng nhận thuật toán Google Dance
  152. Disavow tools – Đây là giải pháp chính thống của Google để gỡ phạt khi website bị bắn nhiều link bẩn!

updating

Update 2021

  • Page speed & Experience – Tốc độ tải trang & trải nghiệm người dùng cũng được GG đưa vào tham số đánh giá website
  • Structure data – Sử dụng cấu trúc dữ liệu schema

Tổng hợp check list này mình đã viết lại theo cách hiểu của mình nhé! Có list mình gộp lại, có cái mình chạ hiểu nên không đưa ra :)) Just4fun thực ra có check list đã cũ, không còn hợp thời như: Google+ … Sai đâu sửa đó, có gì ace góp ý dưới cmt he <3

Bài viết này mình tham khảo từ: Google Ranking factors of BackLinkO có >200 checklist

Phải nói thiệt là, để viết được bài này, dù là tham khảo từ nguồn web ở bển nhưng mình cũng mất ~01 tuần để ngâm cứu lại từng mục. Suy tư lại về những kiến thức có thể đã biết, đã xài, đã quên,.. để diễn giải lại cho ngon lành…cũng mệt phết đó! Nhưng vui, như một hành trình ôn tập chất lượng cao. Mình nghĩ là ae mà coi cái này nắm được sơ bộ, rồi check list lại website của mình thì cũng giống như audit lại web một cách chuẩn chỉ những gì đã làm được & chưa làm được để tìm cách khắc phục thì rank web của bạn chẳng lên thì cũng ít tụt khi qua mùa giông bão thuật toán google ahihi <3 Nhìn những checklist kia thì có nhiều người nản chí luôn! Nhưng chung quy lại thì nó cũng chỉ xoay quay mấy vấn đề chính:

  • 1- Content – Nội dung dài ngắn & chất lượng ?
  • 2- Cấu trúc web: Tối ưu & cấu trúc link ?
  • 3- Tên miền: Từ khóa & Uy tín ?
  • 4- Links Out / In : Số lượng, Uy tín & chất lượng ?

*****

SAU TẤT CẢ: “TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG LÀ ĐIÈU QUAN TRỌNG BẬC NHẤT TRONG MARKETING”UX – User Experience : Bởi sau tất cả sự hài lòng của người dùng, sự ấn tượng khi các user lướt web của bạn ấy chính là thành quả lâu dài nhất. Khách sẽ quay lại với bạn, khách hàng sẽ ấn tượng mến thương hiệu của bạn,.. Nào cùng tìm hiểu về:  Trải nghiệm người dùng là gì ?

Dưới đây là tổng hợp một số thuật toán Google để đánh giá & xếp hạng website của bạn & tôi:

  1. Google Panda algorithm – Đây là thuật toán đánh giá nội dung bài viết có sao chép, trùng lặp duplicate content, nội dung mỏng,…
  2. Google Penguin algorithm – Thuật toán đánh giá về vấn đề backlink spam
  3. Google Hummingbird algorithm – Thuật toán này cập nhật & nâng cao để đánh giá về chất lượng bài viết, tình trạng nhồi nhét từ khóa,..Đánh giá đúng nội dung người dùng tìm kiếm ?
  4. Google Pigeon algorithm – Đánh giá về chất lượng web qua Onpage – Offpage
  5. Google Mobile algorithm – Thời đại của Mobile First, Google đã thông báo mobile first index . Vậy nên, web bạn mà chưa tối ưu mobile thì sẽ bị đánh tụt!
  6. Google RankBrain algorithm – Đây là thuật toán máy học nên nó dựa vào một số thuật toán trên để đánh giá trang web có ích cho người dùng không? Giao diện tối ưu chưa? Nội dung đáp ứng ý định người tìm kiếm hay không ? …
  7. Possum algorithm – Thuật toán này ít được nhắc tới & có ít thông tin. Possum sẽ đánh giá & đưa ra kết quả tìm kiếm theo  local search chuẩn hơn.
  8. Fred algorithm – Vẫn là câu chuyện về chất lượng website. Thuật toán này dành đánh giá các trang web đang kiếm tiền từ quảng cáo. Vì thế nó đánh giá chất lượng web, nội dung,..có chất lượng hay chỉ mục tiêu kiếm tiền từ Ads
  9. Medic algorithm – Thuật toán đánh vào các web chủ đề Y Khoa
  10. Google BertBidirectional Encoder Representations from Transformers. Update mới này giúp cỗ máy tìm kiếm GG hiểu ngôn ngữ người dùng để trả về kết quả tìm kiếm đúng ý định người dùng hơn.

Trên đây là một số thuật toán Google công bố (tức là google xác nhận công khai), một số không công bố, mà hoàn toàn là dự đoán từ giới chuyên gia. Còn rất nhiều các thuật toán nhỏ hoặc cập nhật để đánh vàoTóm lại, nói về chuyện thuật toán là một thứ phức tạp! Bởi môn toán là môn khó nhằn với phần lớn ace thời đi học mà ( nhất là đứa đầu óc thiếu nhạy cảm về toán như mình :))Để tìm hiểu về nguyên lý & một phần cách hoạt động các thuật toán google

  • google có support tại đây .
  • Tham khảo thống kê cập nhật các thuật toán từ: Moz

Nói gì thì nói, thuật toán nào thì thuật toán, khi anh làm bá chủ thì anh nói gì chẳng đúng !?!

Chính vì vậy, Sau tất cả những cố gắng tốt nhất thì: TOP hay không còn là một chút may mắn nữa ?!

Lý do website không lên TOP thì có 1001 lý do! Thiệt đó, bởi có những lý do không đâu vào đâu.

thenaynhe thống kê một cơ số lý do, có những lý do rất rất ngớ ngẩn, có những lý do rất rất này nọ,….

Vài tham số cần kiểm trả lại với website mới:

  1. Website quá mới >> ý là web mới publish, thiếu thông tin, chưa nhiều data,…nhớ kiểm tra & thiết lập sitemap
  2. Bị chặn bởi noindex có thể bởi quên mở trong cài đặt WP, hoặc robots.txt đang chặn Bots. Check lại he <meta name="robots" content="noindex"/>
  3. Có thể trang, bài viết, danh mục,..đang khóa Bots Disallow: /blog/
  4. Backlink không đủ số lượng & kém chất lượng ! Cái này thì phải so sánh tương quan với đối thủ cùng thị trường nha
  5. Trang (page) thiếu authority. Ý đây là một trang, một bài viết nhé. Authority – Độ uy tín của trang. Đây là một điểm số ngầm mà Google trước kia công bố là pagerank. Đáng buồn là Google đã ẩn tham số này, tức là nó vẫn tồn tại nhưng không công bố! Tham khảo tham số UR (URL Rating) của Ahrefs
  6. Web thiếu authority. Đây là chỉ số tín nhiệm tổng thể web. Để tham khảo thì có thể lấy tham số DR (Domain Rating) của Ahrefs để tham khảo!
  7. Search Intent – Có thể site của bạn không cung cấp thông tin đúng theo ý định người tìm kiếm ?
  8. Duplicate Content – Đó là vấn đề trùng lặp nội dung! Cái này thì mình thấy nhiều bạn làm gặp phải nè. Trong một website mà có nhiều bài cùng nói về một vấn đề nhỏ, cùng một từ khóa keyword . Bạn có thể dùng chức năng tools ahrefs: Audit/Content Quality để đánh giá website & tối ưu lại với các giải pháp Redirect hoặc Canonical
  9. Có thể trang web của bạn bị phạt ! Google Penalty.Hiện tại có 02 hình thức phạt của google:Manual – Đây là hình thức phạt khi google đánh giá rằng: Bạn thao túng kết quả tìm kiếm bằng tác vụ thủ công! Hình thức này ít xảy ra, và sẽ có thông báo chính thức tới admin bằng thư từ đầy đủ ^^ Bạn sẽ nhận được hướng dẫn khắc phục !Algorithmic – Phạt theo các thuật toán của google! Ca này thì khó nè. Bởi rất khó xác định có bị phạt hay không, vì không có thông báo nào hết!
  10. SEO – Tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm. Đây là một cuộc đua không ngừng nghỉ. Bởi luôn có một bên tìm cách lách luật chơi, mà giới SEO gọi là BlackHat . Vậy nên Google sẽ luôn cập nhật thuật toán, càng ngày càng hoàn thiện hơn cỗ máy tìm kiếm thông minh hơn, hiệu quả hơn,.. Có thể có lý do này của Web bạn hôm nay là điểm tốt, nhưng ngày mai Google cập nhật thì chưa chắc ! Vậy nên sau cùng, thì chúng ta luôn phải theo sát diễn biến môi trường SEO nếu bạn chọn nghề SEO !
Thống kê tiêu chí xếp hạng Website Google 7
So sánh giữa số domain referring với tỷ lệ xếp hạng từ khóa –

Phần này mình có tham khảo bài viết từ: Ahrefs với 9 check list. Cái số 10 là mình thêm he. Thực chất 1-2-3 checklist thì nghe rất buồn cười với những bạn đã làm SEO có thâm niên. Tuy nhiên họ vẫn gợi ý ra, chứng tỏ nó vẫn là những lỗi hay gặp ?! Có thể là những anh em mới SEO, hay có thể đôi lúc ta quên ! Vậy nên AE cứ check again nha ^^

NHƯNGSAU TẤT CẢ, VÌ SAO WEB KHÔNG LÊN TOP ?Thứ nhất:

  • So sánh với đối thủ gần nhất.
  • Checklist hết những yếu tố đối thủ làm mà ta có thể lấy được thông tin.
  • So sánh đối thủ làm được gì?
  • Ta làm được gì tương tự?
  • Ta làm được gì tốt hơn?

Thứ high: 

Có một ví dụ hay thế này: Có 2 chiếc xe máy: 01 cái chạy động cơ của hãng thenaynhe, xe 02 lại chạy động cơ yamaha .  Nếu xăngBackLink thì chiếc xe 2 sẽ chạy ngon, ổn định hơn xe 1 ! Đây là ví dụ về Onpage - Offpage ! Onpage tốt thì mới có một động cơ tốt. Và xăng BacklinkOffpage mới hiệu quả!

Thứ bar Nếu Website bạn có chủ đề chuyên sâu về ngành nghề nào đó thì cần quan tâm tới E-A-T

  • Expertise – Khẳng định chuyên môn sâu về lĩnh vực đề cập
  • Authority – Các chủ đề nên có tác giả & là những chuyên gia thuộc lĩnh vực đó! VD: Các bạn thấy các trang sức khỏe thường có mục tác giả / tham vấn y khoa là một bác sĩ nào đó… Đây chính là điều làm cho người dùng tin tưởng!
  • Trustworthiness – Sự tín nhiệm, tin cậy của website sẽ là một thước đo lớn. Tín nhiệm từ đâu? thì mời bạn xem lại hết các check list trên, có đề cập tới!

Tổng thể lại câu chuyện EAT là: Khẳng định chuyên môn nghành nghề sâu sắc, được viết bởi một chuyên gia trong nghành, là chuyên gia có tên tuổi!

Wednesday: Là ngày giữa tuần, nên ta bàn chuyện về con Links xinh gái he <3

Không có con Links thì éo lên đỉnh được, mà chơi nhầm con Links bị 8 thì cũng toi !

Mình thì tư duy về Links  / Liên kết như thế này: Liên kết là một cầu nối tín hiệu chỉ báo tới google rằng: kia là bạn tôi, tôi gợi ý anh qua đó xem nè! Vậy nên, mình nghĩ GG dùng thuật toán suy diễn như câu châm ngôn: MUỐN BIẾT BẠN THẾ NÀO? HÃY CHO TÔI BIẾT BẠN BÈ BẠN LÀ AI !

Thứ 5: Over-Optimize : Tối ưu hóa quá mức! Tối ưu quá mức từ khóa trong các thẻ tiêu đề, thẻ mô tả, có thể là nội dung bài viết nhồi nhét từ khóa làm mất đi tính tự nhiên của ngôn ngữ. Bạn thực hiện các thủ thuật nhiều hơn là cung cấp nội dung hữu ích tới người dùng.Cấu trúc link web, cũng dễ bị tối ưu quá mức. Nếu bạn không để ý và nó xuất hiện từ khóa lặp lại nhiều lần???

Thứ 6:Chuyện về SEO hay ném tiền quảng cáo cho gọn? Hmmm….thì  các bạn thấy đó: web lớn họ vẫn vừa Ads vừa SEO đó thôi ! vì sao nhỉ 🙂

  • SEO mang lại giá trị toàn diện, khi tối ưu được tìm kiếm với người dùng / khách hàng
  • SEO giúp tiếp cận được khách hàng ở nhiều mảng mà google hạn chế quảng cáo
  • SEO giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng qua nhiều khía cạnh
  • Tổng thể SEO rẻ hơn Adwords trên nhiều khía cạnh như: thời gian 24/24h , không bị hạn chế click tìm kiếm, nhờ SEO mà giá thầu cpc adword thấp hơn

Thứ 7: ..Ta hẹn cafe nhé <3

Thống kê tiêu chí xếp hạng Website Google 8
Cô ấy đã làm SEO 5 năm trước,..

Nếu thấy mệt quá, không theo nổi nghành SEO thì về quê chăn bò ko phải là phương án tồi !

Sau tất cả những so sánh, những đánh giá này nọ như trên mà không ra lý do: Mình làm tốt hơn đối thủ mà vẫn đứng dưới ?Nếu không tìm thấy lý do vì sao website của bạn vẫn đứng yên một chỗ / hoặc đứng vị trí thấp so với mong đợi ? Vậy thì hãy chia sẻ với một chuyên gia SEO. Bởi họ sẽ có cái nhìn khách quan & kinh nghiệm hơn, sẽ cho bạn một góc nhìn mới, có thể là một hướng đi mới để thoát khỏi cái sự “lầy lội” hiện tại !

Thống kê tiêu chí xếp hạng Website Google 9

Trần Đức Thảo

...mê cái đẹp, mê công nghệ, thích du lịch đó đây.. & đôi khi "thèm" viết đôi dòng chia sẻ cảm xúc & trải nghiệm.
Trong thế giới 4.0 hiện nay công nghệ đi quá nhanh. Những gì chúng ta biết hôm nay thì ngày mai có thể đã lạc hậu! Thế nên, Hãy cùng học tập & chia sẻ là cơ hội để chúng ta không tụt lại phía sau ^^
Tôi có vài thứ: Dịch vụ marketing | thenaynhe channel

cùng hội cùng thuyền nè:
Hướng dẫn chạy Quảng Cáo Youtube từ A-Z

Youtube là kênh video thuộc Google nên chạy quảng cáo youtube với google ads là....

06 bước xây dựng kênh Youtube channel hiệu quả & thành công

Xây dựng kênh youtube channel kiếm tiền hoặc để truyền thông thương hiệu doanh nghiệp....

Cấu Trúc Silo là gì ? Cách Xây Dựng Cấu Trúc Trang Web Chuẩn SEO ?

Cấu trúc silo web là gì ? Cách tạo cấu trúc silo đơn giản &....

03 Bước Viết Bài Chuẩn SEO

Bài viết này mình lại lạm bàn tiếp hay nói đúng hơn là đào bới....

SEO là gì ? Tại Sao Phải SEO ?

Bài viết này sé giải đáp: SEO là gì? SEO là làm gì ? Tại....

Các Công Cụ SEO Cơ Bản

Đây là những công cụ cơ bản cho dân SEO . Hay còn gọi là các....