Brand Personality – Tính cách thương hiệu! Làm sao để có được điều này? Một thương hiệu có tính cách, có nhận diện, màu sắc, thiện cảm, có được sự yêu thương từ khách hàng..! Tất cả phải dựa vào triết lý kinh doanh, sứ mệnh & tầm nhìn của doanh nghiệp. Từ đây các hoạt động truyền thông sẽ truyền tải cái “triết lý, sứ mệnh,..” ấy trong sự nhận diện thương hiệu tới khách hàng.
Chuyện về tính cách thương hiệu… Brand Personality
thenaynhe
thực ra là với doanh nghiệp nhỏ thì nói chuyện về brand quả là hơi xa xỉ! Bởi nhận thức về thương hiệu mới chỉ ở mức đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu,.. Phải ở “cái tầm” thì mới nói chuyện xa hơn về “xây dựng tính cách cho thương hiệu” doanh nghiệp.
- Tìm hiểu về Brandname / Trademark là gì?
Nhưng khi không ở cái tầm, thì dễ cãi ngang là: cơm chưa đủ no, áo chưa đủ mặc,… nói gì đến làm đẹp ?! Ở thì cứ đọc bài viết này đi, biết đâu sẽ nâng được cái tầm / cái tư duy của mình lên.
Tính cách thương hiệu là gì?
Tính cách thương hiệu (Brand Personality) chính là những đặc điểm mà thương hiệu muốn được khách hàng nhìn nhận. Những đặc điểm này có thể bao gồm uy tín, thân thiện, trách nhiệm, thú vị…
Vào thẳng vấn đề luôn là;
Tính cách thương hiệu mang lại lợi ích gì?
- Nhận diện
- Cảm tình
- Ấn tượng
- Yêu mến
Tất cả những từ khóa trên giúp Brand của doanh nghiệp định vị rõ ràng ràng trên thương trường. Nó tạo ra vị thế riêng & sau cùng chính là doanh thu, doanh số. Xây dựng tính cách thương hiệu thế nào? có quy tắc & hình mẫu nào không?
12 mẫu hình về tính cách thương hiệu theo tâm lý học hành vi
Carl Jung – Một nhà tâm lý học nổi tiếng chính là “cha đẻ” của mô hình này. Nó được xây dựng với 12 hình mẫu mang những đặc điểm và giá trị hoàn toàn khác biệt. Wikipedia
- The Regular Guy (Người bình thường) – Hình mẫu này thân thiện, tốt bụng, biết lắng nghe và chia sẻ. Nhờ đó nó dễ dàng tạo cảm giác thân thiện và kết nối khách hàng hiệu quả. IKEA, Levi’s, eBay… là những thương hiệu đi theo mô hình này.
- The Lover (Tình nhân) – Chanel, Victoria’s Secret, Dior… nổi bật của tính cách thương hiệu The Lover. Họ sở hữu sự lãng mạn và ấm áp và mong muốn chia sẻ những điều này đến tất cả mọi người.
- The Jester (Chú hề) – Để mang tới niềm vui và tiếng cười cho khách hàng M&M’s, IKEA, Fanta đều cố gắng xây dựng một mô hình hài hước, tinh nghịch và vui tươi.
- The Creator (Người khởi tạo) – Những thương hiệu lớn như Dobe, Lego, Apple đều sở hữu sự sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp trong hình ảnh, nhằm xây dựng những giá trị bền vững trong mắt người dùng.
- The Ruler (Người kiểm soát) – Để tạo ra cảm giác ổn định và an toàn cho khách hàng thì những “ông lớn” như Microsoft, Rolex, Mercedes-Benz đều cố gắng xây dựng hình ảnh cá nhân đậm tính tổ chức và trách nhiệm.
- The Caregiver (Người chăm sóc) – Johnson & Johnson, UNICEF, Heinz… là những thương hiệu đi theo mô hình này với những đặc điểm như chu đáo, dịu dàng, vị tha… tạo cho người dùng cảm giác an toàn và được thấu hiểu.
- The Magician (Ảo thuật gia) – Với mong muốn đưa ước mơ của người dùng trở thành sự thật, Disney, TED, MAC Cosmetics… đều cố gắng thổi sự lãng mạn, mộng mơ vào trong hình ảnh của mình.
- The Hero (Người hùng) – Phải làm sao để giúp khách hàng giải quyết các vấn đề của họ? Hãy nhìn cách mà Nike, Sneaker, BMW đang làm với tính cách thương hiệu của mình. Tự tin, mạnh mẽ… những thương hiệu này đã và đang gây ấn tượng đặc biệt với đông đảo người dùng.
- The Rebel (Kẻ nổi loạn) – Phóng khoáng, nổi loạn, dẹp bỏ mọi quy tắc… Virgin, Vans, MTV đã thổi bùng lên ngọn lửa khao khát tự do nơi khách hàng, khuyến khích họ phá vỡ những giá trị vốn được coi là khuôn mẫu truyền thống.
- The Innocent (Kẻ ngây thơ) – Đây là tính cách thương hiệu thường thấy ở Coca-Cola, Dove, Volkswagen. Những thương hiệu này đang cố gắng đem lại cảm giác hạnh phúc cho khách hàng bằng cách tạo ra sự trẻ trung, tích cực và đầy hoài niệm.
- The Explorer (Người khai phá) – Nếu nói về sự độc lập, ưa mạo hiểm và khơi gợi sự yêu thích trải nghiệm, khám phá cho khách hàng thì chúng ta cần nhắc đến The North Face, Red Bull, NASA…
- The Sage (Người khôn ngoan) – The Sage cung cấp sự hiểu biết và nguồn kiến thức vô hạn đến khách hàng thông qua sự thông minh, sâu sắc, hiểu biết rộng. Google, Quora, The Economist chính là những cái tên nổi bật.
Nhưng làm sao để có được một thương hiệu tử tế?
Phải nói rằng “tử tế” đang là điều quý giá & sâu sắc nhất của một thương hiệu. Để khách hàng yêu mến & trung thành. Nhưng để tạo nên nhận diện tử tế trong brand DN không phải là sự hô hào, bóng bảy,.. Tử tế là sự tinh tế, là cái ẩn sau mỗi hành vi, mỗi chiến dịch truyền thông, sau mỗi sản phẩm gửi tới khách hàng…
- Đầu tiên ta bàn chuyện kinh doanh tử tế . Đó là xây dựng triết lý kinh doanh bền vững xoay quanh; Tôn trọng khách hàng, đối tác, nhân viên, chất lượng sản phẩm & bảo vệ môi trường.
- Sau là Truyền thông điệp tử tế đến với cộng đồng. Đó là phần việc của marketing truyền thông – Là Inbound Marketing !
Sau cùng thì:
Chuyện về kinh doanh tử tế, marketing tử tế, hay là xây dựng thương hiệu với tính cách thương hiệu tử tế là một câu chuyện rất dài! Cần rất nhiều tâm huyết & đam mê của các Boss mới có thể dự thành cơ đồ. Nhưng khi đã quyết & chiến lược rõ ràng thì thành quả cũng ngọt ngào ! Bởi Thương hiệu tử tế là chính là một tính cách đẹp nhất mà hầu hết các brand hiện nay đều hướng tới. Khách hàng luôn yêu & tin tưởng những brand tử tế như thế !
cùng hội cùng thuyền nè:
Biểu đồ mức độ hiểu biết theo tầng thông tin
Bài viết này là chia sẻ về tháp & biểu đồ mức độ hiểu biết....
Jun
Kinh doanh Tử Tế – Sẽ mang lại sự trường tồn cho thương hiệu
Tại sao lại là kinh doanh tử tế? Có điều gì bất thường trong tiêu....
Jun
Sàn tiền ảo uy tín | Lựa chọn sàn đầu tư Crypto ?
Bài viết này mình chia sẻ về lựa chọn sàn tiền ảo uy tín. Đầu....
Jun
Ray Dalio – Bài học về nguyên tắc giá trị
Nguyên tắc giá trị của Ray Dalio được nhiều người ngưỡng mộ, nhiều nhà đầu....
Jun
Tư duy phản biện – kỹ năng #1 thời đại
Tư duy phản biện là khả năng tư duy suy nghĩ rõ ràng và có....
Jun
Các mẫu hình nến Nhật cơ bản
Biểu đồ nến Nhật rất phổ biến trong giao dịch thị trường chứng khoán, TT....
Jun