Đầu xuân năm mới người ta thường hay nói tới những điều mới, chờ đón những cái mới – mở ra một điều gì đó mới mẻ may mắn, hanh thông… Chính vì thế mà có từ KHAI – MỞ / XUÂN / BÚT / ẤN . Cùng tìm hiểu về Khai mở là gì? Khai ấn, khai bút…
KHAI MỞ
Xuân gắn với sự MỞ (khai
), mở vừa có nghĩa là kết thúc của sự đóng, nhưng cũng là sự bắt đầu, sự bắt đầu tốt lành. Từ KHAI (mở) được dùng rất nhiều khi mô tả các hành động của con người mỗi lúc xuân sang.
Mùa xuân chồi nhú gọi là khai lộc khai đài, hoa nở khắp nơi, hoa nở gọi là khai hoa. Người viết thì khai bút, cửa hàng thì mở hàng, rồi khai xuân, khai hội… Tháng đông cuối năm bận rộn và u ám, người ta hẹn nhau để ra giêng như lời hẹn sự tiếp nối một cách tốt lành…
Người Trần ai cũng có một thân xác và một người Trời nhập trong ta từ khi ta còn là bào thai trong bụng mẹ. Nói đến khai mở là khai mở các giác quan thể vía của cái người Trời này. Nếu thể vía khai mở thì con người sẽ có những khả năng khác thường. Rất tiếc là các giác quan thể vía của ta đang nằm im cho đến lúc chết. Cho nên con người ta chỉ sử dụng được khoảng 5% khả năng thực của mình, còn 95% đang nằm im. Nếu ta kích hoạt được thêm 1% nữa thôi, thì đã làm được nhiều việc mả người khác không làm được. Khi đó gọi là khai mở các giác quan thể vía.
Người đời rất quan tâm tới vấn đề Khai mở, nhưng lại ít quan tâm đến vấn đề Cống hiến. Mà khai mở là để cống hiến chứ không để làm gì khác.
Muốn Khai mở thì con người phải chịu Tu luyện.
Cái gốc của Khai mở là Tu luyện. Không có Tu luyện thì không có Khai mở. Điều này được thể hiện ở sơ đồ Tu luyện dưới đây:
Tu luyện (tu chùa hoặc tu công) => Nâng mức thánh thiện => Nâng mức khai mở => Nâng độ sâu thâm nhập cõi vô hình => Nâng khả năng làm việc => Cống hiến được nhiều cho xã hội.
KHAI BÚT
Khai bút hoặc khai bút đầu xuân là một nghi lễ truyền thống đã có từ xa xưa của người Việt. Khai bút đầu năm còn được cha ông ta gọi là “minh niên khai bút” và thường được các học giả, nho sĩ thực hiện.
KHAI ẤN
Lễ Khai ấn đền Trần vốn là một tập tục có từ thế kỷ XIII, thuộc triều đại nhà Trần. Trải qua bao thế kỷ, chiếc ngọc ấn khi xưa đã không còn. Tuy nhiên, lễ Khai ấn vẫn được duy trì.
Khai ấn đền Trần đã trở thành niềm mong mỏi của hàng trăm nghìn người khắp cả nước trong mỗi ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ấn đền Trần Nam Định hay ấn Sắc mệnh chi bảo ở Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội và nhiều ấn khác nữa, đều không mang đến bổng lộc như mọi người vẫn nghĩ.
Giáo sư Lê Văn Lan cho biết: “Khai ấn là việc báo cho mọi người biết về thời gian nghỉ Tết của quan chức, chính quyền và thời gian bắt đầu làm việc trở lại. Bây giờ người ta hiểu nhầm về khai ấn”.
Tổng kết;
KHAI
– về động từ
nó có nghĩa; mở ra, mở rộng, gạt bỏ vật cản để thông thoát,…
Người phương đông chúng ta có tâm thức tâm linh theo lịch âm, nên cứ mỗi độ xuân về là tâm trạng mở (khai) để chào đón cái mới, đón chờ khí vận đất trời để thêm hy vọng, thêm quyết tâm phấn đấu cho một năm, một mùa mới sung túc đủ đầy hơn năm cũ..!
Hơn thế, Khai còn mang nghĩa rộng – sâu hơn là Khai Mở Tâm Trí của chính mình. Xuân mới về chính là cơ hội mỗi chúng ta cùng thay đổi để đón khí vận đất trời xuân mới. Chính là việc học, đặt mục tiêu mới trong kiến thức để mỗi chúng ta cùng tiến xa hơn, có thêm kiến thức ta sẽ mở lòng mình hơn, thêm yêu thương, tài vận cũng sẽ đến…
cùng hội cùng thuyền nè:
Đất Nước
Bài thơ: ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Khoa ĐiềmNội dungKHAI MỞMuốn Khai mở thì con người....
Feb
The Truth
Shakespeare từng nói: “Một người thà nghe một trăm lời nói dối đẹp đẽ hơn....
Feb
Đi tìm Phật ở đâu?
Giữa những “bộn bề” ở ngoài xã hội kìa..nào là Thầy this,that,..chuyện đúng chuyện sai,....
Feb
có 3 cách để kiếm sống ?
có 3 cách để kiếm sống:Nội dungKHAI MỞMuốn Khai mở thì con người phải chịu....
Feb
Tử Tế – Chuyện
Tử tế là gì? Tử tế có từ đâu? Lạm bàn về chuyện tử tế…Nội....
Feb
Suy ngẫm về Vị thế & Vị trí: Con người & Quốc gia
Đọc được một bài viết hay về cờ vua & vị trí quân cờ! Thế....
Feb