Để đầu tư chứng khoán cần có kiến thức nhất định, đầu tiên cần học về những thuật ngữ chứng khoán cơ bản. Nó sẽ giúp bạn bước đầu hiểu được mã chứng khoán này, công ty này có chất lượng tài sản / định giá thế nào?… Giá trị mã CK có xứng đáng với giá thị trường hiện tại ?
Không đầu tư khi chỉ nghe phím 3 chữ cái nhé!
Tổng hợp một số keyword cơ bản về đầu tư, giao dịch chứng khoán. Đây là các từ khóa cơ bản dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu, học giao dịch chứng khoán
Học giao dịch / đầu tư chứng khoán
Từ khóa phổ biến trong bảng giá chứng khoán & nghiên cứu cổ phiếu
Trong phân tích kỹ thuật trading hàng ngày khi quyết định mua cổ phiếu thì quá trình phân tích kỹ thuật qua biếu đồ là cực kỳ quan trọng. Nhờ kinh nghiệm phân tích & xem các biểu đồ, đường MA ta có thể đánh giá được xu thế giá cổ phiếu lên hay xuống trong khoảng thời gian tương đối.
Có ba loại đường trung bình động phổ biến nhất được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, gồm Đường Simple Moving Average (SMA), đường Exponential Moving Average (EMA) và đường Weighted Moving Average (WMA).
- Đường Simple Moving Average (SMA): là đường trung bình động đơn giản được tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định.
- Đường Exponential Moving Average (EMA): là đường trung bình lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ, trong đó đặt nặng các biến động giá gần nhất. Do đó, EMA khá nhạy cảm với các biến động ngắn hạn, nhận biết các tín hiệu thất thường nhanh hơn đường SMA giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh hơn trước các biến động giá ngắn hạn.
- Đường Weighted Moving Average (WMA): là đường trung bình tỷ trọng tuyến tính, WMA sẽ chú trọng hơn vào các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Nghĩa là đường trung bình trọng số WMA sẽ đặt nặng các bước giá có khối lượng giao dịch lớn, quan tâm đến yếu tố chất lượng của dòng tiền.
Tìm hiểu về MARGIN
Margin hay đòn bẩy tài chính là việc vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư, dựa trên tài sản là CK, tỷ lệ cho vay thường 50%, LS 9-14% tùy Cty.
Margin Call là khi tỷ lệ tài sản ròng giảm quá tỷ lệ an toàn. Nếu ko đảm bảo Cty Ck có thể bán bất kỳ tải sản ký quỹ nào mà ko cần hỏi Đó là Force Sell !!
Công thức tính khi margin call biến động:
Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì ) / (1 – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.
Hoặc:
Số tiền ký quỹ bổ sung= (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.
Chỉ số P/B và P/E là công cụ giúp nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua.
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Công thức tính Book Value – Giá trị ghi sổ 1 Cổ phiếu
TỔNG TÀI SẢN – TÀI SẢN VÔ HÌNH – CÁC KHOẢN NỢ
BOOK VALUE = ———————————————————————————————————–
SỐ BÌNH QUÂN GIA QUYỀN CỦA CỔ PHIẾU
PHỔ THÔNG ĐANG LƯU HÀNH TRONG KỲ
Công thức tính P/B – Price to Book Value
THỊ GIÁ CỔ PHIẾU
P/B = ——————————————————-
GIÁ TRỊ GHI SỔ CỦA CỔ PHIẾU
Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán là 200 tỷ đồng, tổng nợ 150 tỷ đồng, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ. Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ phiếu là 25.000 VND. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 VND, thì P/B của cổ phiếu được tính như sau: P/B = 75.000/25.000 = 3 lần . Tức là giá thị trường CP gấp 3 lần giá trị thực.
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio)
P/E là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Ý nghĩa của chỉ số này thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của một doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp đó.
Công thức tính chỉ số P/E:
Giá thị trường của cổ phiếu
P/E = ——————————————————-
Thu nhập trên một cổ phiếu EPS
Ví dụ: Giả sử giá thị trường tại thời điểm 31/12/2020 của cổ phiếu X là 22.000 đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm của công ty này là 2.000 đồng. Như vậy, P/E của cổ phiếu X là 11.
Chỉ số PE đại diện cho niềm tin TT dành cho CP đó. PE càng cao thì đánh giá thực tế TT dành cho CP này càng cao? Vậy nên cần đánh giá lại vấn đề xem TT có chuẩn ko? hay là đang ảo ???
Có một chỉ số thường đường khuyến nghị xem xét đì cùng các chỉ số P/B P/E là P/S
Chỉ số P/S là gì ?
Chỉ số P/S (Price/Sales per Share – hay Price to Ratio) dùng để đo lường, định giá thị trường trả cho doanh thu trên mỗi cổ phần. Đơn giản là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu đồng doanh thu từ doanh nghiệp.
Vậy chỉ số P/S thế nào là tốt? Có thể nói dựa vào chỉ số P/S ta có thể hiểu được thêm định giá doanh nghiệp / định giá cổ phiếu dựa trên doanh thu cao hay thấp!
- EPS thu nhập trên mỗi cổ phiếu = Lợi nhuận / SL cổ phiếu
- BVPS book value per share – Giá trị sổ sách DN (giá trị cứng như nhà máy, công cụ,..)
- ROA return on assets % = Lợi nhuận ròng CP thường / tổng tài sản DN ( + nợ). Cho biết tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản DN, gồm cả vốn vay. Lưu ý; ~ >10% là OK
- ROE – Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn CSH (ko gồm vốn vay) = Lợi nhuận ròng / vốn CSH ( – nợ). Lưu ý nên > lãi suất bank !
- ROA # ROE là bởi khoản vay nợ trong vốn csh. Ko có nợ ROA = ROE. Khi Cty có khoản vay bank thì cần xem xét góc độ % so với LS bank để đánh giá ?
ROE cao chưa chắc OK? phải xem xét tỷ trọng khoản nợ bank ?!
- ROS return on sale = Lợi nhuận sau thuế / doanh thu * 100%
- GOS = tỷ lệ nhuận gộp = (doanh thu thuần – giá vốn) / doanh thu thuần
- DAR tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (càng nhỏ càng tốt, tức là vốn vay ít, tự chủ tài chính tốt).
- T2 tiền ứng trước để mua CK mới (vì CK bán đi tiền chưa về TK, mà cần vốn mua CK mới) LS vay T2 0,03-0,04% ngày VD vay 100tr 2 ngày mất 60-80K LS
- ESOP là viết tắt của cụm từ Employee Stock Ownership Plan – Cổ phiếu thưởng, phát hành nội bộ
- CASA: Current Account Savings Account là loại tiền gửi tiết kiệm ngân hàng mà khách hàng chủ động gửi, rút tiền mặt nhiều lần và hưởng lãi suất không kỳ hạn được tính qua từng ngày.
- EBITDA là từ viết tắt của “Earning before interest, taxes, depreciation and amortization“, tên tiếng Việt là Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao. Nó còn có một cái tên khác là lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
- EV = Enterprise Value Giá trị DN
- EV/EBITDA: Chỉ tiêu này cho biết với một đồng Lợi nhuận hoạt động trước lãi vay, khấu hao và thuế mà doanh nghiệp tạo ra, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu đồng cho Giá trị của doanh nghiệp. Tỷ lệ này nếu < 8 lần thường được xem là hấp dẫn để đầu tư. Nếu chất lượng doanh nghiệp tốt (ví dụ doanh nghiệp có sản phẩm tốt, thị phần dẫn đầu ngành, ban lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, quản trị tốt…) thì có thể chấp nhận mức EV/EBITDA cao hơn mức trung bình ngành.
- RSI – Relative Strength Indicator ; RSI là chỉ số sức mạnh tương đối, một chỉ báo sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán. Nguồn gốc ra đời là J. Welles Wilder 1978.
RSI lớn hơn mức 70 được coi là nằm trong vùng quá mua và chỉ số RSI thấp hơn mức 30 được coi là nằm trong vùng quá bán. Ở giữa mức 30 và 70 được coi là trung tính, với mức 50 là dấu hiệu không có xu hướng.
Chỉ số Beta
- Beta chỉ số đo lường & đánh giá mức độ rủi ro của một mã chứng khoan so với toàn thị trường.
- Beta có ngưỡng đánh giá: tăng trưởng mã CK thấp hơn thị trường > 1 > tăng trưởng cao hơn thị trường
Beta = Covar(Ri,Rm) / Var(Rm)
Trong đó:
- Ri : Tỷ suất sinh lời của chứng khoán
- Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường (ở đây là VN-Index)
- Var(Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường.
- Covar(Ri,Rm): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của chứng khoán và tỷ suất sinh lời của thị trường.
Chỉ số MFI – Money flow index
MFI là chỉ số dòng tiền của mã chứng khoán. Giúp NDT xác định phân kỳ quá mua, quá bán, xu hướng dòng tiền mã CK đó
- Chỉ số MFI sẽ bổ sung thêm cho chỉ số RSI để đánh giá tốt hơn tham số mua bán một mã CK
- Xác định phân kỳ mua bán hiệu quả
YoY -Chỉ số đánh giá tăng trưởng DN qua từng năm
YoY – year over year
Với ý nghĩa giúp người xem đánh giá mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp qua từng năm / từng quý. Vì vậy chỉ số YoY là một chỉ số tham khảo mang giá trị tổng quát về chỉ số tăng trưởng & sức khỏe của DN.
YoY không phản ánh được tăng trưởng mang tính thời vụ hay chúng ta không rõ tăng trưởng YoY nhờ đâu?…
Thuế & Phí trong giao dịch chứng khoán ?
Giao dịch chứng khoán phải chịu Phí & Thuế cho mỗi giao dịch nhé. Phí giao dịch là chi phí các đơn vị , công ty chứng khoán nơi bạn mở tài khoản sẽ thu, đây là nguồn thu chính của các Cty chứng khoán. Thuế cho mỗi giao dịch chính là thuế giao dịch nộp vô tài khoản nhà nước.
Lệ phí giao dịch chứng khoán
Hiểu về lệ phí giao dịch chứng khoán; Đó là chi phí cho mỗi giao dịch chúng ta phải trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ chứng khoán. Các công ty như TCBS VPS VCBS… là các đơn vị công ty kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán
Lệ phí giao dịch cổ phiếu hay mua bán cổ phiếu tùy thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ. Biểu phí giao dịch mỗi đại lý, công ty chứng khoán khác nhau. Lệ phí các cty chứng khoán trong khoảng 0,1-0,35% giá trị giao dịch.
Các cty chứng khoán có nhiều cách tính biểu phí giao dịch như; Khối lượng giao dịch càng lớn thì phí càng giảm,… Có Cty CK thì chỉ áp dụng một mức phí duy nhất cho tất cả khối lượng giao dịch!
Dù SELL / BUY (bán / mua) mã chứng khoán nào thì cũng đều mất phí giao dịch theo biểu phí quy định của công ty chứng khoán mà chúng ta đang sử dụng dịch vụ!
Ngoài ra, khi giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư còn phải chịu thêm các loại phí khác như phí mở tài khoản, phí sử dụng ứng dụng, phí lưu ký chứng khoán, phí ứng trước tiền bán chứng khoán, phí giao dịch ngoài sàn, phí dịch vụ tin nhắn SMS…
Thuế thu nhập khi giao dịch bán chứng khoán
Thuế suất và cách tính thuế:
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Cách tính thuế:
Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp cá nhân chuyển nhượng trái phiếu theo quy định của Luật Chứng khoán thì phải kê khai nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Số thuế TNCN được xác định bằng giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần nhân mức thuế suất 0,1% theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
Câu chuyện là; Dù bạn SELL (bán) một mã cổ phiếu nào đó, thì dù LÃI hay LỖ! Bạn vẫn phải nộp thuế TNCN theo công thức trên!
Một số câu hỏi thường gặp về CHỨNG KHOÁN
- Hoạt động trading trong chứng khoán mang lại lợi ích gì?
- Định giá cổ phiếu như nào là chính xác / hợp lý?
- Kinh nghiệm lựa chọn mã cổ phiếu tốt để đầu tư?
bài viết sẽ tiếp tục cập nhật thêm
Bài viết này là tổng hợp một vài từ khóa cơ bản trong giao dịch chứng khoán. Những câu hỏi thường gặp cho người mới tìm hiểu thị trường chứng khoáng & học giao dịch chứng khoán !
Theo dõi video kênh youtube của mình chia sẻ về Stock &Life nha
cùng hội cùng thuyền nè:
Biểu đồ mức độ hiểu biết theo tầng thông tin
Bài viết này là chia sẻ về tháp & biểu đồ mức độ hiểu biết....
Jun
Tính cách thương hiệu Brand Personality – Tử Tế
Brand Personality – Tính cách thương hiệu! Làm sao để có được điều này? Một....
Jun
Kinh doanh Tử Tế – Sẽ mang lại sự trường tồn cho thương hiệu
Tại sao lại là kinh doanh tử tế? Có điều gì bất thường trong tiêu....
Jun
Sàn tiền ảo uy tín | Lựa chọn sàn đầu tư Crypto ?
Bài viết này mình chia sẻ về lựa chọn sàn tiền ảo uy tín. Đầu....
Jun
Ray Dalio – Bài học về nguyên tắc giá trị
Nguyên tắc giá trị của Ray Dalio được nhiều người ngưỡng mộ, nhiều nhà đầu....
Jun
Tư duy phản biện – kỹ năng #1 thời đại
Tư duy phản biện là khả năng tư duy suy nghĩ rõ ràng và có....
Jun