Ở cõi đất Việt này thì nhạcTrịnh là món âm nhạc phổ biến nhất ! Nhạc Trịnh như bữa cơm ăn thường nhật, như cơm canh rau muống hàng ngày. Dân dã, mà không thể thiếu…
Vì sao ?
- Bởi -1. Nhạc Trịnh nó giản dị lắm lắm. Không cầu kì. Không đòi hỏi bạn phải có 1 dàn âm thanh đắt tiền nghe mới hay.. Bởi chỉ cần 1 cái cassette cũ mèm ! Thế là đã-đủ-đầy cho một chiều Chủ Nhật buồn!
- Bởi -2. Ngôn từ Trịnh giản dị lắm lắm. Được chắt lọc từ chính đời thường. Chắt ra từ âm thanh cuộc sống, từ thiền học, từ Phật giáo…như một Đóa Hoa Vô Thường
- .
- .tìm em tôi tìm, từng giọt sương mai..
- Bởi vì….., mùa thu tôi ở lại ^^
- Bởi,… Đời ta có khi là đốm lửa,..
Ca Khúc Là Nỗi Lòng Con Người
Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của âm nhạc đại chúng, Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.Hiện nay chưa có thống kê chính xác về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc). Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản-chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và phần lớn bị cả hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng hòa cấm đoán. Nhạc của Trịnh Công Sơn được nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly.Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ không chuyên.
Danh sách các ca khúc TCS sáng tác
Vài nhận xét về Trịnh Công Sơn
Ngày xưa tôi rất quý anh Trịnh Công Sơn và ngược lại. Tôi yêu sự chân thành, dễ thương và trân trọng, tài năng của con người đó. Mặc dù, âm nhạc của anh ấy không phải là cái gì quá ghê gớm nhưng có mấy ai mà có cả đủ tâm lẫn tài như thế
Nhạc sĩ: Văn Cao
Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người của thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ… Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra
NS Phạm Duy
Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù lòa, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng… Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi… Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn… Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn!… Trịnh Công Sơn nói lên nỗi bàng hoàng của con người khi thấy cái chết nằm ngay trong sự sống. Nguyễn Đình Toàn gọi nhạc Trịnh Công Sơn là những bản tình ca không có hạnh phúc, những bài hát cho quê hương đổ vỡ. Cũng là phản ứng của người đau đớn trước hoàn cảnh đất nước, nhưng nó là sự chịu đựng và chết lịm hơn là sự nổi sùng và chửi bới….Về phần nhạc, toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại. Bài hát chỉ cần một chiếc đàn guitare đệm theo, nếu hòa âm phối khí rườm rà thì không hợp với những bài hát soạn theo thể ballade này
Trần Đăng Khoa
Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có nhiều người hâm mộ nhất. Đi đến đâu, tôi cũng thấy người ta hát ca khúc của anh. Nhạc Trịnh không chỉ ngự trị khắp mọi xó xỉnh của xứ Việt này mà còn len lỏi đến tận những ngóc ngách sâu thẳm nhất trong cõi tinh thần của người Việt ở Hải ngoại. Dường như ở đâu, Trịnh Công Sơn cũng có người yêu mến
Sự nghiệp của Trịnh Công Sơn quá đồ sộ, rất nhiều sách vở viết về TCS
……………….3 giờ chiều chủ nhật 1-4-2001,
cô bạn đồng nghiệp gọi dây nói cho tôi, báo tin: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã qua đời cách đây vài tiếng đồng hồ. Tôi biết Sơn lâm bệnh từ nhiều năm nay, và gần đây, anh vào nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy vì sức khỏe rất xấu. Biết vậy, nhưng tôi vẫn chưa tin, vì hôm nay là ngày 1-4. Tôi gọi điện thoại sang nhà Sơn ở 47C Phạm Ngọc Thạch thì gặp Hà, em của Sơn, Hà nghẹn ngào: “Sơn mất rồi!”.
Trong giờ phút đau buồn này, tôi xin nhắc lại đôi chút về người cha của Trịnh Công Sơn mà ít người biết. Một lần Sơn bộc bạch với bạn bè: có những điều vừa mới xảy ra đã vội quên. Thời thơ ấu của tôi luôn luôn bị ám ảnh về cái chết. Trong giấc ngủ hàng đêm, tôi thường thấy cái chết của ba tôi.
Nỗi ám ảnh ấy chắc hẳn không bắt nguồn từ lớp dày tro bụi của vô thức làm nên từ những cái chết của tổ tiên mà có lẽ từ những năm tù tội tra tấn chết đi sống lại của ba tôi, trong kháng chiến chống Pháp. Những năm cuối thập niên 40, chỗ ở chính của ba tôi gần như là nhà tù. Và cái trò chơi “đo lường thể xác” của những tên cai ngục thường buộc ba tôi phải nằm dài trên giường bệnh nhiều hơn là đi chân trên mặt đất. Thời gian này, tại Huế, mẹ tôi và tôi thay nhau đi thăm nuôi và năm 1949, tôi được vào nhà lao Thừa Phủ ở cùng ba tôi một năm trước khi gia đình kéo về Sài Gòn.
Rõ ràng là cái chết ấy được báo động qua một tâm hồn nhạy cảm của tuổi thơ. Ba Sơn mất đi khi anh vừa 15 tuổi. Sau này rất nhiều bài hát đầu đời của Sơn đã phảng phất cái không khí vắng lặng của sự mất mát. Càng về sau, lúc tiến dần về tuổi trưởng thành, giữa bức xúc của cuộc sống, giữa những năm tháng buồn vui, nỗi ám ảnh ấy đã trở thành lúc nào không hay ngọn nguồn của một nỗi âu lo thường trực và sự vắng bóng con người.
Anh hát lên lòng nhân ái đó, đã hát lên trong một thời niên thiếu và mãi mãi. Anh đi sâu vào cội rễ của nó để cố gắng hoàn thiện một tiếng hát mới mẻ đầy nhân hậu cho những ca khúc của riêng anh, như ta đã biết và đã hát.
Tôi là một đứa bé thích hát – sinh thời, Sơn tự bạch:
Ngạn ngữ Pháp có nói rằng, cái gì bắt đầu tốt thì sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt kinh tế, xã hội, khoa học như thế nào, nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc nhiều khi nó không hoàn toàn như thế. Có không ít những trường hợp người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.
Tôi bước chân vào đất đai nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi 13, 14 tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trước đó, 10 tuổi, biết chép lại những bài hát yêu thích, đóng thành tập, chơi đàn măng đô lin. 12 tuổi có cây đàn ghi ta đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng ghi ta như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát. Trong huyết quản tôi, có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường. Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong. Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành ra Trịnh Công Sơn. Bài hát đầu tiên của anh do nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1959 tại Sài Gòn, do Thanh Thúy hát quanh những phòng trà. Đó là những cảm xúc được ghi lại từ những giọt nước mắt của ca sĩ nữ sinh vừa rời ghế nhà trường. Hát để kiếm tiền nuôi mẹ đang hấp hối bên giường bệnh.
Trịnh Công Sơn gốc Huế, sống tại Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại chào đời ở Đak Lăk.
Anh là một nghệ sĩ tài hoa.
Lời của ca khúc họ Trịnh đầy tính triết lý về cuộc đời, về thiên nhiên, trời đất. Nói về con người, người đẹp của Sơn phải là người gầy, không gầy thì không đẹp.
Ví dụ:
Vai gầy: Tuổi nào vừa thoáng buồn do gầy vai (Còn tuổi nào cho em). Tay gầy: Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm, trên mùa lá xanh, ngón tay em gầy nên ru mãi trên ngàn năm (Ru em từng ngón xuân nồng). Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi em gầy ngón tay dài (Tuổi đá buồn). Gầy và xanh: Mưa vẫn mưa bay trên từng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao (Diễm xưa) hoặc: Bàn tay xanh xao đón ưu phiền (Nắng thủy tinh)…
Bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội của anh có thật nhiều chi tiết khiến cho ai đã từng thân thương Hà Nội đến phải sững sờ: “Cây cơm nguội vàng… cây bàng lá đỏ…những con đường nhỏ nằm chờ tôi qua và những con sâm cầm cất cánh trên Hồ Tây… Rất ít ai hạ bút viết được những ý này như Sơn. Giai điệu âm nhạc của anh thì ai cũng cảm thụ được. Cũng cái đẹp này, Khánh Ly viết: “Tôi không nhớ Hà Nội bao nhiêu. Không yêu Sài Gòn nhiều lắm mà chỉ xót xa đến Huế nóng cháy da, mềm thịt. Huế lạnh buốt, lạnh từ trong lạnh ra. Dường như Huế chỉ thực sự huyền ảo, đẹp nên thơ bởi những nghệ sĩ viết về quê hương mình. Có lẽ đó là điều dĩ nhiên của mọi người, mọi miền khi viết về nơi mình sinh ra. Âu cũng không phải điều làm ta ngạc nhiên. Nhưng không phải vì những điều người Huế viết về người Huế đã làm tôi yêu Huế. Vì như vậy thì tôi phải yêu Hà Nội nhiều hơn mới có lý. Phải yêu Sài Gòn hơn, Đà Lạt hơn mới phải. Vậy mà tôi yêu Huế, thỉnh thoảng gặp lại một vài người bạn tôi năn nỉ Mi noái cho tau nghe chút chi cho đỡ nhớ. Con gái Huế nói như hát, dịu dàng, đi đứng khép nép, nhẹ nhàng. Có một cái gì thật mong manh, như tơ, như sương khói, nhưng một điều không có thật trong con người của các cô gái Huế. Tôi có cảm tưởng họ không phải là sự hiện hữu. Một chút hương khói hư ảo chập chờn. Chỉ một tiếng động khẽ, dù là tiếng rơi của một chiếc lá, cũng làm tan biến đi tất cả…”. Cho nên cái vẻ mong manh như sương khói của Huế là một sức mạnh cường tráng và dữ dội của thác ghềnh. Như nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, mơ màng đó, sương khói đó, nhưng không tan biến theo thời gian mà vẫn đọng, vẫn chảy trong lòng người.
Các tuyển tập:
- Ca khúc da vàng;
- Kinh Việt Nam;
- Ta thấy mặt trời;
- Cỏ xót xa đưa;
- Như cánh vạc bay;
- Khói trời mênh mông;
- Tự tình…
Trong các thập niên 60-70, được nhiều thế hệ thanh niên, sinh viên, học sinh yêu thích, đặc biệt ca khúc Nối vòng tay lớn được chọn hát trên Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trưa ngày 30-4-1975, giờ phút miền Nam hoàn toàn giải phóng. Sau ngày đất nước thanh bình, đã mở ra những chân trời mới trong sáng tác của người nghệ sĩ. Ngoài sáng tác ca khúc, anh còn viết báo, viết văn, làm thơ với bút pháp trau chuốt, mượt mà, tinh tế, với vốn kiến thức uyên thâm, được nhiều nhà văn, nhà báo đánh giá cao.
Ở giai đoạn này, về ca khúc đáng chú ý nhất là:
- Huyền thoại mẹ;
- Em ở nông trường em ra biên giới;
- Sài Gòn mùa xuân;
- Nhớ mùa thu Hà Nội;
- Muôn trùng biển khơi;
- Hoa vàng mấy độ;
- Tôi ơi đừng tuyệt vọng;
- Đồng dao năm 2000;
- Bốn mùa thay lá… anh còn viết nhiều nhạc cho phim.
Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thệ mà cha mẹ đã sinh thành…”.
Có người bỏ cuộc đời đi mà như một giấc ngủ quên.
Có người bỏ cuộc tình đi như người đãng trí. Dù sao cũng đã lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác. Phụ đời và phụ người hình như cũng vậy mà thôi. Người ở lại bao giờ cũng nhớ thương một hình bóng người đã mất. Khó mà quên nhanh, khó mà xóa đi trong lòng một nỗi ngậm ngùi.
Tưởng rằng có thể quên đi dễ dàng một cuộc tình, nhưng hóa ra chẳng bao giờ quên được. Mượn cuộc tình này để xóa cuộc tình kia thì chỉ là một sự vá víu cho tâm hồn. Những mảnh vá ấy chỉ đủ để làm phẳng lặng bên ngoài mà thôi. Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi con người vì sợ mất tình mà giữ trong lòng nỗi nhớ nhung…”.
Ca khúc là nỗi lòng con người
Soi gương
Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều sợi tóc bạc.
Tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.
Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành.
Trái đầu mùa
Bài hát đầu tiên do Nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1959 tại Sài Gòn. Đó là những cảm xúc được ghi lại từ những giọt nước mắt của một ca sĩ nữ sinh vừa rời ghế nhà trường. Cô hát để kiếm tiền nuôi mẹ đang hấp hối trên giường bệnh.
Dạo ấy, trong đầu hoàn toàn chưa có một khái niệm nào về tiền tác quyền. ở tuổi hai mươi, trong tâm trí đang còn phơi phới những ý đồ hiệp sĩ. Số tiền năm ngàn hồi ấy quá lớn đã được dùng một phần tặng người ca sĩ và phần còn lại chia đều cho các bạn cùng ở trọ. Mỗi tháng, tiền ăn ở cho một học sinh, sinh viên chỉ có năm, sáu trăm đồng.
Những trái cây đầu mùa ấy còn vụng về, chưa có vóc dáng riêng, nhưng nó mang đến niềm thích thú để từ đó sẵn lòng làm một cuộc hành trình dài lâu đi vào cái bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ.
Gặp gỡ
Năm 64 – 65, tôi được các bạn tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sài Gòn cũ (nay là Thư viện Quốc gia).
Với tôi, đây cũng là buổi thể nghiệm xem mình có thể tồn tại trong lòng quần chúng được không. Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên tôi cảm thấy mình quá trơ trọi và đầy lo âu trên bục gỗ với cây đàn guitar dưới ánh sáng đèn. Với một hành trang nhẹ nhàng bằng hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình và những bài sau này được gọi là “phản chiến”, tôi đã cố gắng hết sức để một mình đảm nhận vai trò đưa nỗi lòng của mình đến với quần chúng. Buổi hát đã để lại một ấn tượng khá tốt đẹp cho cả người trình bày lẫn người nghe.
Trong buổi diễn có một bài hát được yêu cầu hát đến lần thứ tám và cuối cùng mọi người tự động hát theo. Sau buổi diễn tôi đã được “bồi dưỡng” bằng một tiếng đồng hồ ngồi ký tên trên những trang giấy của tập bài hát quay roneo dành cho người nghe.
Thuở ấy Nhị Xuân. Em ở nông trường. Em ra biên giới.
Thông điệp
Mỗi người đều có một cách riêng và một lý do riêng khi đến với nghệ thuật.
Cánh cửa mở ra, chúng ta bước vào. Có những cánh cửa rộng hẹp không đều nhau. Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm sao có thể giống nhau được khi bản chất của nghệ thuật là một đòi hỏi miên man cái muôn hình vạn trạng. Từ đó hình thành tính cách của mỗi con người muốn lân la kết tình bằng hữu với nghệ thuật.
Có một điều chắc chắn là không có ai làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc.
Con người còn lắm chỗ, lắm nơi để bày ra những trò phù phiếm. Tuy nhiên, cũng có không ít những người quan niệm rằng làm nghệ thuật không vì một mục đích nào cả nghĩa là muốn hoàn thành một thứ nghệ thuật không có cứu cánh.
Đã từ lâu tôi muốn qua ca khúc nói được thật nhiều điều.
Tôi không chọn ca khúc như một chặng đường để rồi sau đó tu dưỡng hòng nhảy vào những thể loại to lớn hơn. Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc.
Ở nơi nào trên mặt đất này có con người, ở đó có tiếng hát.
Con người có thể hát một mình ở bất kỳ nơi đâu. Ca khúc là nỗi lòng của một con người trong cuộc sống. Cuộc tình giữa âm nhạc và văn học này đã khiến ca khúc tự nó có thể chạm đến mọi bờ cõi tri thức của đời sống con người. Nó đủ khả năng hát về một cái chồi non vừa nhú cho đến cái chết của một con người. Nó chính là tiếng chim buổi sáng, tiếng gà gáy trưa bên đồi mang âm vang của một nỗi nhớ nhung. Nó là nắng, là mưa, là nụ cười, là tiếng khóc. Nó ở cùng với điều nhỏ nhất và đồng thời cũng sống chung với những cõi bờ bao la.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy ca khúc bối rối trước những điều tưởng không nói được.
Nó đã đi qua bao nhiêu mùa mang giữa lòng cuộc sống con người và thường nó có mặt bên cạnh con người như một lời an ủi. Cũng vì thế, tôi đã có lần nuôi tham vọng gán ghép cho ca khúc một cái gì đó lớn hơn, tràn đầy ra ngoài cái hình thể nhỏ nhắn và khiêm tốn của nó. Đó chính là sứ mệnh truyền đạt những âu lo, những chờ đợi của con người khi đối diện với chính mình trước cuộc sống. Nó có bổn phận phải cưu mang trong từng dòng nhạc dòng chữ cái phần tinh khiết nhất của hạnh phúc và bất hạnh. Như vậy, ca khúc ngoài cái vai trò mua vui cũng được một vài trống canh, nó còn phải đảm nhiệm cái sứ mệnh đẹp đẽ mà các anh chị em họ hàng nghệ thuật của nó đã và đang làm.
Tôi nghe một tiếng hát và tôi thấy lại cả một khoảng trời đầy kỷ niệm.
Tiếng hát đi từ tôi đến anh bằng con đường ngắn nhất. Cái khả năng to lớn sau cùng của ca khúc là mang đến sự cảm thông giữa mọi người bằng tiếng hát. Tôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái. Cái sứ mệnh huy hoàng nhất của nó là phải mang được cái thông điệp ấy đến với từng con tim. Không những chỉ với những tâm hồn vốn yêu chuộng hòa bình mà cả những con tim đang ngộ độc bởi những ngòi thuốc nổ.
Trịnh Công Sơn- Ngôn ngữ & những ám ảnh nghệ thuật
Trong ký ức “Diễm của những ngày xưa”,
Trịnh Công Sơn kể lại: “Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường Đại học Văn khoa ở Huế. Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi đi qua dưới những vòm cây long não. Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua… Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhoà nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mờ mịt…”
Để giải thích hiện tượng một tâm hồn “buổi chiều ngồi ngóng, những chuyến mưa qua”, rồi thắc mắc “chiều này còn mưa, sao em không lại?”, có thể hiểu tương tự như cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện của Pavlov trong y học. Đó là sự lập đi lập lại của một sự việc (những “buổi chiều… em… lại”) trong một điều kiện tự nhiên nhất định (“những chuyến mưa qua”), tạo nên một phản xạ có điều kiện trong… tâm thức. Và khi điều kiện tự nhiên ấy xảy ra (“chiều này còn mưa”), lập tức có phản xạ liên đới là “ngồi ngóng” hiện tượng kèm theo (“em… lại”), nhưng nếu hiện tượng kèm theo không có, sẽ gây trong tâm tư một thắc mắc “sao em không lại”?!
…Kiểu mưa Huế ấy, đã được mô tả rất đặc sắc: “trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang / thênh thang…”, hoặc “mưa kéo dài lê thê những đêm khuya lạnh ướt mi”, hoặc:
Trịnh Công Sơn tâm sự:
“…Thường thường, con người có thói quen sống bằng kỷ niệm, và khi một tác phẩm được gắn liền với kỷ niệm thì tác phẩm ấy đã sẵn có bề dày của sự ưu ái rồi!”.
Đó là những cơn mưa thực thể, nhưng ở nhạc sĩ họ Trịnh lại còn có những cơn mưa trong tâm thức:
Giải thích ý nghĩa tác phẩm của mình, Trịnh Công Sơn nói:
“Âm nhạc của tôi, nói cho cùng chỉ là những kỷ niệm của tôi và rồi sẽ là kỷ niệm của người nghe…”.
Vì thế, giáo sư Cao Huy Thuần nhận xét: “Cảnh, tình và người trong Trịnh Công Sơn là cảnh Huế, tình Huế, người Huế… Sau này Sơn rời Huế và Sài Gòn, chất thơ trong nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn là chất Huế, nguồn thơ vẫn chảy từ Huế. Vô số những bài hát của Sơn đều ướt và mưa. Vì Huế là xứ của mưa dầm. Mưa mùa đông, mưa mùa hè, mưa sợi nhỏ, mưa sợi to, mưa tỉ tê, mưa ray rứt, cảnh mưa trong Trịnh Công Sơn buồn nhưng rất đẹp…”.
Cuối cùng, nhạc sĩ bộc bạch, cho dù suối nguồn tạo cảm hứng trong tình ca của mình xuất phát như thế nào, vẫn không thể thiếu được một điều kiện tự nhiên:
Và đó chỉ là một tiền đề, một tiền đề để người nghệ sĩ ước mong được tiếp tục cuộc hành trình của mình:
……………….3 giờ chiều chủ nhật 1-4-2001,
cô bạn đồng nghiệp gọi dây nói cho tôi, báo tin: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã qua đời cách đây vài tiếng đồng hồ. Tôi biết Sơn lâm bệnh từ nhiều năm nay, và gần đây, anh vào nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy vì sức khỏe rất xấu. Biết vậy, nhưng tôi vẫn chưa tin, vì hôm nay là ngày 1-4. Tôi gọi điện thoại sang nhà Sơn ở 47C Phạm Ngọc Thạch thì gặp Hà, em của Sơn, Hà nghẹn ngào: “Sơn mất rồi!”.
Trong giờ phút đau buồn này, tôi xin nhắc lại đôi chút về người cha của Trịnh Công Sơn mà ít người biết. Một lần Sơn bộc bạch với bạn bè: có những điều vừa mới xảy ra đã vội quên. Thời thơ ấu của tôi luôn luôn bị ám ảnh về cái chết. Trong giấc ngủ hàng đêm, tôi thường thấy cái chết của ba tôi.
Nỗi ám ảnh ấy chắc hẳn không bắt nguồn từ lớp dày tro bụi của vô thức làm nên từ những cái chết của tổ tiên mà có lẽ từ những năm tù tội tra tấn chết đi sống lại của ba tôi, trong kháng chiến chống Pháp. Những năm cuối thập niên 40, chỗ ở chính của ba tôi gần như là nhà tù. Và cái trò chơi “đo lường thể xác” của những tên cai ngục thường buộc ba tôi phải nằm dài trên giường bệnh nhiều hơn là đi chân trên mặt đất. Thời gian này, tại Huế, mẹ tôi và tôi thay nhau đi thăm nuôi và năm 1949, tôi được vào nhà lao Thừa Phủ ở cùng ba tôi một năm trước khi gia đình kéo về Sài Gòn.
Rõ ràng là cái chết ấy được báo động qua một tâm hồn nhạy cảm của tuổi thơ. Ba Sơn mất đi khi anh vừa 15 tuổi. Sau này rất nhiều bài hát đầu đời của Sơn đã phảng phất cái không khí vắng lặng của sự mất mát. Càng về sau, lúc tiến dần về tuổi trưởng thành, giữa bức xúc của cuộc sống, giữa những năm tháng buồn vui, nỗi ám ảnh ấy đã trở thành lúc nào không hay ngọn nguồn của một nỗi âu lo thường trực và sự vắng bóng con người.
Anh hát lên lòng nhân ái đó, đã hát lên trong một thời niên thiếu và mãi mãi. Anh đi sâu vào cội rễ của nó để cố gắng hoàn thiện một tiếng hát mới mẻ đầy nhân hậu cho những ca khúc của riêng anh, như ta đã biết và đã hát.
Tôi là một đứa bé thích hát – sinh thời, Sơn tự bạch:
Ngạn ngữ Pháp có nói rằng, cái gì bắt đầu tốt thì sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt kinh tế, xã hội, khoa học như thế nào, nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc nhiều khi nó không hoàn toàn như thế. Có không ít những trường hợp người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.
Tôi bước chân vào đất đai nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi 13, 14 tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trước đó, 10 tuổi, biết chép lại những bài hát yêu thích, đóng thành tập, chơi đàn măng đô lin. 12 tuổi có cây đàn ghi ta đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng ghi ta như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát. Trong huyết quản tôi, có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường. Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong. Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành ra Trịnh Công Sơn. Bài hát đầu tiên của anh do nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1959 tại Sài Gòn, do Thanh Thúy hát quanh những phòng trà. Đó là những cảm xúc được ghi lại từ những giọt nước mắt của ca sĩ nữ sinh vừa rời ghế nhà trường. Hát để kiếm tiền nuôi mẹ đang hấp hối bên giường bệnh.
Trịnh Công Sơn gốc Huế, sống tại Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại chào đời ở Đak Lăk.
Anh là một nghệ sĩ tài hoa.
Lời của ca khúc họ Trịnh đầy tính triết lý về cuộc đời, về thiên nhiên, trời đất. Nói về con người, người đẹp của Sơn phải là người gầy, không gầy thì không đẹp.
Ví dụ:
Vai gầy: Tuổi nào vừa thoáng buồn do gầy vai (Còn tuổi nào cho em). Tay gầy: Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm, trên mùa lá xanh, ngón tay em gầy nên ru mãi trên ngàn năm (Ru em từng ngón xuân nồng). Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi em gầy ngón tay dài (Tuổi đá buồn). Gầy và xanh: Mưa vẫn mưa bay trên từng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao (Diễm xưa) hoặc: Bàn tay xanh xao đón ưu phiền (Nắng thủy tinh)…
Bài hát Nhớ mùa thu Hà Nội của anh có thật nhiều chi tiết khiến cho ai đã từng thân thương Hà Nội đến phải sững sờ: “Cây cơm nguội vàng… cây bàng lá đỏ…những con đường nhỏ nằm chờ tôi qua và những con sâm cầm cất cánh trên Hồ Tây… Rất ít ai hạ bút viết được những ý này như Sơn. Giai điệu âm nhạc của anh thì ai cũng cảm thụ được. Cũng cái đẹp này, Khánh Ly viết: “Tôi không nhớ Hà Nội bao nhiêu. Không yêu Sài Gòn nhiều lắm mà chỉ xót xa đến Huế nóng cháy da, mềm thịt. Huế lạnh buốt, lạnh từ trong lạnh ra. Dường như Huế chỉ thực sự huyền ảo, đẹp nên thơ bởi những nghệ sĩ viết về quê hương mình. Có lẽ đó là điều dĩ nhiên của mọi người, mọi miền khi viết về nơi mình sinh ra. Âu cũng không phải điều làm ta ngạc nhiên. Nhưng không phải vì những điều người Huế viết về người Huế đã làm tôi yêu Huế. Vì như vậy thì tôi phải yêu Hà Nội nhiều hơn mới có lý. Phải yêu Sài Gòn hơn, Đà Lạt hơn mới phải. Vậy mà tôi yêu Huế, thỉnh thoảng gặp lại một vài người bạn tôi năn nỉ Mi noái cho tau nghe chút chi cho đỡ nhớ. Con gái Huế nói như hát, dịu dàng, đi đứng khép nép, nhẹ nhàng. Có một cái gì thật mong manh, như tơ, như sương khói, nhưng một điều không có thật trong con người của các cô gái Huế. Tôi có cảm tưởng họ không phải là sự hiện hữu. Một chút hương khói hư ảo chập chờn. Chỉ một tiếng động khẽ, dù là tiếng rơi của một chiếc lá, cũng làm tan biến đi tất cả…”. Cho nên cái vẻ mong manh như sương khói của Huế là một sức mạnh cường tráng và dữ dội của thác ghềnh. Như nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, mơ màng đó, sương khói đó, nhưng không tan biến theo thời gian mà vẫn đọng, vẫn chảy trong lòng người.
Các tuyển tập:
- Ca khúc da vàng;
- Kinh Việt Nam;
- Ta thấy mặt trời;
- Cỏ xót xa đưa;
- Như cánh vạc bay;
- Khói trời mênh mông;
- Tự tình…
Trong các thập niên 60-70, được nhiều thế hệ thanh niên, sinh viên, học sinh yêu thích, đặc biệt ca khúc Nối vòng tay lớn được chọn hát trên Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trưa ngày 30-4-1975, giờ phút miền Nam hoàn toàn giải phóng. Sau ngày đất nước thanh bình, đã mở ra những chân trời mới trong sáng tác của người nghệ sĩ. Ngoài sáng tác ca khúc, anh còn viết báo, viết văn, làm thơ với bút pháp trau chuốt, mượt mà, tinh tế, với vốn kiến thức uyên thâm, được nhiều nhà văn, nhà báo đánh giá cao.
Ở giai đoạn này, về ca khúc đáng chú ý nhất là:
- Huyền thoại mẹ;
- Em ở nông trường em ra biên giới;
- Sài Gòn mùa xuân;
- Nhớ mùa thu Hà Nội;
- Muôn trùng biển khơi;
- Hoa vàng mấy độ;
- Tôi ơi đừng tuyệt vọng;
- Đồng dao năm 2000;
- Bốn mùa thay lá… anh còn viết nhiều nhạc cho phim.
Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thệ mà cha mẹ đã sinh thành…”.
Có người bỏ cuộc đời đi mà như một giấc ngủ quên.
Có người bỏ cuộc tình đi như người đãng trí. Dù sao cũng đã lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác. Phụ đời và phụ người hình như cũng vậy mà thôi. Người ở lại bao giờ cũng nhớ thương một hình bóng người đã mất. Khó mà quên nhanh, khó mà xóa đi trong lòng một nỗi ngậm ngùi.
Tưởng rằng có thể quên đi dễ dàng một cuộc tình, nhưng hóa ra chẳng bao giờ quên được. Mượn cuộc tình này để xóa cuộc tình kia thì chỉ là một sự vá víu cho tâm hồn. Những mảnh vá ấy chỉ đủ để làm phẳng lặng bên ngoài mà thôi. Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi con người vì sợ mất tình mà giữ trong lòng nỗi nhớ nhung…”.
Cao Bá Quát đã từng nói:
“Đời người há không viết gì lên đấy, như một tấm bia không chữ”. Người đời sẵn sàng phê phán thói hư danh, nhưng không nên nhầm lẫn với sự hiếu danh; khát vọng lưu danh là chính đáng và là đòi hỏi đáng giá để đặt ra trước cuộc sống trần thế. Chẳng biết ở cuộc đời mà Sơn đã sống, không dài mà cũng không quá ngắn ngủi ấy, với anh buồn nhiều hay vui nhiều, nhưng chắc chắn anh vô cùng cô đơn, nỗi cô đơn của một tài năng đúng nghĩa. Anh không có nhà cửa nguy nga, của cải vật chất và không có vợ con. Nhưng Trịnh Công Sơn có một cái tên lưu truyền cho hậu thế. Trong kho tàng đồ sộ mà anh để lại cho chúng ta hôm nay và cả mai sau, bất cứ ai còn biết trăn trở của mình ở đó… Theo thống kê cho đến nay, anh có hơn 600 ca khúc, hầu hết đã đi vào lòng người và khoảng 6.000 bài báo viết về anh (cả báo nước ngoài) và do anh viết về nhiều mặt trong cuộc sống. Và tất cả cái đó để làm gì? Cũng theo lời bài hát của Sơn, Để gió cuốn đi. Trịnh Công Sơn đã sống với ý niệm đó.
Hạt Bụi Nào Hóa Kiếp Thân Tôi ?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết:
“Ban đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung, nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng chỉ để sống, và hãy thả trôi những tị hiềm…
Nhìn trời để thấy mình nhỏ bé trong vũ trụ vô biên, con người chỉ là hóa thân của một hạt bụi trong mênh mông trần thế. Nhìn đất để học cái hạnh tha thứ bao dung của đất. Đất nhận biết bao nhiêu là chất thải dơ bẩn của con người, nhưng lại chuyển hóa tất cả để lại nuôi sống mọi loài.Kiến biểu hiện cho lòng kiên nhẫn.
Người ta nói kiến tha lâu đầy tổ chẳng khác gì nước chảy đá mòn. Hình ảnh một đàn kiến bò luôn luôn giữ đúng đường đi còn gợi cho ta về sự nhẫn nhục. Nhẫn nhục làm nguôi sự giận dữ và bắt đầu cho sự tha thứ. Tha thứ trong ý thức con người nhỏ bé đối với vạn vật. Tha thứ trong ý thức quên mất cái ngã của mình.
Cho nên sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi là thế…”.
Xem thêm; Những câu nói của Trịnh Công Sơn trong phim Em Và Trịnh
cùng hội cùng thuyền nè:
Lãng Đãng với… Âm Nhạc Phú Quang
Cũng chẳng biết từ đâu, từ khi nào & vì sao nữa. Tôi đã bị....
Sep
Tiếng hát ca sĩ Trọng Tấn
Trọng Tấn: Môt tiếng hát chính thống của dòng nhạc thính phòng, cách mạng truyền....
Sep
Thất tình với Bolero
Là người VN chắc hẳn là ai cũng “trót” đôi lần mê say với các....
Sep
tớ chẳng có gì
Đọc được một bài viết rất hay đăng trên Vnexpress về bài hát I have....
Sep
Chợt thấy đôi khi đời quá mệt
Chợt thấy đôi khi đời quá mệtNội dungCa Khúc Là Nỗi Lòng Con NgườiTrịnh Công....
Sep
Xuân Này Con Không Về
Ca khúc cho những ai đang phải xa quê công tác, làm ăn…dù lý do....
Sep